Những cánh thư “vượt sóng” Trường Sa để chắp nối yêu thương

 Phút giây đợi chồng trên cầu cảng đảo Sinh Tồn
Phút giây đợi chồng trên cầu cảng đảo Sinh Tồn
(PLO) - Cưới nhau không lâu, anh lên đường nhận nhiệm vụ tại đảo Sinh Tồn (thuộc quần đảo Trường Sa), trong tim chị đong đầy nỗi nhớ chồng, lại khát khao cháy bỏng mong được làm mẹ. Tất cả nhung nhớ ấy, chị gửi vào thơ...

Những vần thơ viết từ nỗi nhớ
Bế đứa con đầu lòng trên tay, chị Nguyễn Thị Mỹ (quê Thái Bình) vẫn e ấp thẹn thùng khi kể về chuyện tình của vợ chồng mình. Vợ chồng cưới nhau không lâu thì chồng chị - Trung úy Phạm Quốc Huy nhận mệnh lệnh ra đảo Sinh Tồn với chức vụ Phó đảo Trưởng hậu cần. Trường Sa tháng 9 mùa biển động, con tàu nhỏ bé như lá tre vật vã với sóng bão suốt 12 ngày đêm giữa đại dương. Anh Huy gọi điện về báo với vợ: “Bão to quá tàu không thể thả xuồng, anh và đồng đội vẫn ở dưới tàu chống chọi với bão tố”. 
Nhận điện của chồng, chị Mỹ trào nước mắt. Chị ước mơ được ở bên chồng lúc này để chia sẻ với anh Huy bớt khó khăn gian khổ. Nhưng chị biết tất cả chỉ là mơ ước, chị chỉ có thể khuyên chồng vượt khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ trong niềm yêu thương, nhớ nhung dâng tràn. Nỗi nhớ chồng cùng niềm khao khát được làm mẹ được chị Mỹ gửi vào những vần thơ dạt dào cảm xúc. Khi biết Báo Tuổi trẻ phát động cuộc thi “Cảm xúc Trường Sa”, chị đã gửi thơ dự thi. Và hạnh phúc bất ngờ khi bài thơ của chị đạt giải Nhất. 
Chị Mỹ nhớ lại: ngày 16 /9/2011 chị gửi bài thì tháng 2/2012  nhận được điện thoại từ Báo Tuổi trẻ thông báo chị đoạt giải Nhất cuộc thi. Niềm vui vỡ òa, không khóc mà nước mắt cứ chảy quanh, ước mơ được gặp chồng nơi đảo xa luôn thao thức trong tim nhiều đêm không ngủ. Hôm vào TP.HCM nhận giải, đứng trên sân khấu chị chẳng nói nên lời. Niềm vui, nỗi buồn chen lẫn nhớ thương. 
Cầm bó hoa trên tay từ Ban tổ chức, Mỹ nói với Ban giám khảo: “Em chỉ ước mơ được thăm anh trên đảo Sinh Tồn”. Khi mọi người dưới khán phòng yêu cầu tác giả đọc bài thơ đã đoạt giải Nhất, chị Mỹ nghẹn ngào xúc động, từng lời thơ như thấm vào gan ruột. “Chưa bao giờ em được đến đảo xa/Chỉ biết trên báo, đài, vô tuyến/ Rồi một ngày được nghe anh kể chuyện/ Lòng bỗng thấy nôn nao/ Ngày anh đi, em nước mắt tuôn trào/ Sợ sóng gió sẽ làm anh gục ngã/ Sợ xa quê sẽ làm anh vất vả/ Sợ vô hình, nỗi sợ chẳng thành tên/ Anh đi rồi để lại chút tình riêng/Để nhớ thương trong tim người vợ trẻ/Dẫu nhủ lòng rằng mình luôn mạnh mẽ/Cũng chẳng thể nào ngăn giọt nước mắt rơi...”.
Cả khán phòng như nín thở, rồi như vỡ òa bởi nhiều tràng pháo tay giòn giã. Những vần thơ lấp lánh yêu thương của chị Mỹ đã làm lay động trái tim của nhiều người dự lễ trao giải hôm ấy. Khổ cuối bài thơ chị tâm sự với chồng với một ước muốn cháy bỏng của người vợ trẻ:  “Anh yêu ơi! không biết đến khi nào/ Em được nhìn thấy những điều anh kể/ Nhưng em tin có một ngày như thế/ Được thăm anh trên đảo Sinh Tồn”.
Bài thơ “Mơ thăm anh trên đảo Sinh Tồn” đã đoạt giải Nhất cuộc thi “Cảm xúc Trường Sa”. Ngoài tiền thưởng, tác giả Nguyễn Thị Mỹ được mời danh dự cùng “Đoàn góp đá xây Trường Sa” thăm chồng ở đảo Sinh Tồn.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời
Chị Nguyễn Thị Mỹ trở thành nhân vật đặc biệt trong chuyến tàu chở 120 thành viên “Góp đá xây Trường Sa” thăm đảo Trường Sa. Đêm đầu tiên trên con tàu HQ-936 vượt đại dương đi đảo, trong khi mọi người tìm cho mình một chỗ nghỉ ngơi sau chặng hải trình, thì chị đứng trên mạn tàu nhìn về phía hướng tàu đi tới. Đôi mắt đỏ hoe nhưng không giấu nổi niềm vui. Chị nói: “Em sắp được gặp anh ấy rồi” khi tôi hỏi tâm trạng của người vợ gặp chồng ở tận chân trời Tổ quốc.
Chuyện tình lãng mạn của người lính đảo Sinh Tồn và cô gái quê lúa Thái Bình được chị Mỹ kể lại: chị Mỹ và anh Huy gặp nhau tình cờ trong một đám cưới ở huyện Tiền Hải. Khi ấy anh Huy về phép từ Lữ đoàn 147 hải quân đóng quân ở Quảng Ninh. Cái duyên đưa hai người đến với nhau như ông trời sắp đặt. Đám cưới tổ chức gọn nhẹ sau hơn một năm yêu nhau bằng thư. Huy tiếp tục trở lại đơn vị huấn luyện để lại quê nhà người vợ trẻ bao niềm nhớ thương khắc khoải. “Thật ra cưới nhau 4 năm nhưng thời gian vợ chồng chỉ gặp nhau trên đầu ngón tay”, chị Mỹ chia sẻ.
Tàu HQ- 936 của Vùng 4 Hải quân chở chúng tôi đến đảo Sinh Tồn vào non buổi sáng sau khi đã dừng chân ở 4 điểm đảo khác. Trời bất ngờ nổi cơn giông, sóng bắt đầu nổi lên vỗ vào mạn tàu. Chị Mỹ choàng chiếc áo mưa màu huyết dụ đem theo quà từ đất liền và được ưu tiên xuống xuồng CQ số 2. 
Chiếc xuồng CQ số 2 lao về phía đảo. Chị Mỹ cầm bó hoa nhựa trên tay ngóng tìm chồng trong số các chiến sĩ đang đứng trên cầu cảng. “Quốc Huy đâu, ra đón Mỹ đi”, một chị ở trên xuồng gọi to khi xuồng cách cầu cảng chừng mười mét. Một chiến sĩ trên cảng nói vọng ra: “Anh Huy đi ra đón chị Mỹ rồi”. Chị Mỹ òa khóc. Thì ra, vì nóng lòng mà anh Huy đã theo xuồng ra tàu đón vợ. Hai  chiếc xuồng “lệch pha” nhau, chồng tìm vợ trên tàu, vợ tìm chồng cầu cảng. 
Chúng tôi rơi nước mắt khi tận mắt chứng kiến phút giây trùng phùng của đôi vợ chồng trẻ. Anh Huy ôm chầm lấy vợ thổn thức: “Mấy tuần nay anh không sao yên giấc, anh cũng mơ gặp em ở đảo Sinh Tồn”. Người vợ trẻ chẳng nói nên lời, giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài hòa lẫn vào gió mưa. 
Vợ chồng Huy Mỹ được đảo Sinh Tồn bố trí một phòng riêng. 10 ngày vợ chồng gặp nhau trên đảo trôi nhanh nhưng khát vọng được làm mẹ, làm cha luôn cháy bỏng trong lòng đôi vợ chồng trẻ. Sau thời gian công tác trên đảo Sinh Tồn, theo yêu cầu công tác, anh Huy được điều về Kho 703 Cục Hậu cần Hải quân công tác, đơn vị đóng tại Thủy Nguyên (Hải Phòng). Thời gian này chị Mỹ rời quê lúa Thái Bình lên Thủy Nguyên, Hải Phòng để được gần chồng. Căn phòng của đơn vị mà hai vợ chồng mượn ở tạm tuy nhỏ nhưng luôn đong đầy hạnh phúc. Và cũng chính tại căn phòng tập thể chật chội ấy, chị Mỹ đã mang thai đứa con đầu lòng của hai người, hiện cháu đã 9 tháng tuổi. 
“Đã mấy năm kể từ ngày được ra đảo Trường Sa thăm chồng nhưng trong tim em vẫn vẹn nguyên cảm xúc ngày nào. Với cả hai vợ chồng em, những ngày được sống, công tác trên đảo là sự kiện đặc biệt nhất, là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời. Sau này các con em lớn lên, chắc chắn lũ trẻ sẽ rất tự hào vì điều đó.”- Chị Mỹ chia sẻ./.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.