Không ai hiểu chiến tranh hơn những người mẹ

(PLO) - Không chỉ là một vị tướng đã đi vào lịch sử bởi những chiến công hiển hách mà nhắc tới ông, chúng ta còn nhớ đến một vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ở tuổi 21 với câu nói nổi tiếng:“Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. 
Câu nói đó đã từng trở thành  khẩu hiệu và thần tượng của không biết bao thế hệ thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đó là Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ông đã có cuộc trò chuyện với PV Báo Pháp luật Việt Nam Chủ nhật về thế hệ trẻ hôm qua và hôm nay…
Văn hóa của một dân tộc anh hùng
Là người đã đi qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, có lẽ ông thấu hiểu hơn ai hết hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, những con người “từ nhân dân” mà ra, giản dị mà vô cùng vĩ đại?
- Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có vị trí địa lý rất quan trọng ở Đông Nam Á. Vì thế, trong lịch sử Việt Nam luôn phải chống lại các thế lực thù địch. Dù nước ta đất không rộng, người không đông nhưng ý chí chống ngoại xâm của chúng ta đã được hun đúc trong mỗi con người từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. 
70 năm trước, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Ðạo, tỉnh Cao Bằng, chấp hành Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân- đội quân chủ lực của QÐND Việt Nam được thành lập với 34 chiến sỹ đầu tiên như một đốm lửa nhỏ. Trải qua 70 năm  dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, Quân đội ta đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ðảng và nhân dân giao phó. 
Những chiến công vang dội của Quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc; cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, khẳng định một ý chí “đã ra quân là đánh thắng”... 
Thiếu tướng Lê Mã Lương luôn tin vào thế hệ trẻ
Thiếu tướng Lê Mã Lương luôn tin vào thế hệ trẻ
Khi nói về người Việt, không ít nhà nghiên cứu  cho rằng người Việt trẻ ngày nay không có khát vọng lớn, thậm chí một bộ phận lớn giới trẻ vô cảm, thiếu lý tưởng… Theo Thiếu tướng điều đó có đúng không? 
- Trước hết phải khẳng định những nhận xét đó chỉ đúng với một số ít người trẻ hiện nay và nó không đại diện cho cả thể hệ người Việt trẻ. Có lẽ trên thế giới Việt Nam là đất nước duy nhất liên tục phải trải qua những cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ. Sự hy sinh cho đất nước cho dân tộc là cực lớn, chúng ta đã trải qua cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm, suốt từ 1945 - 1975 rồi sau đó chúng ta lại tiếp tục bước vào cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc từ 1976 -1988. Như vậy chúng ta có 42 năm liên tục trong cuộc kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. 
Khắc phục hậu quả của chiến tranh là rất lâu dài, để có được diện mạo đất nước như hôm nay, dù chưa có được những bước đột phá nhưng để Việt Nam có vị thế hôm nay là nhờ sự phấn đấu nỗ lực trong mấy chục năm vừa qua. 
Có được những điều ấy rõ ràng là do thế hệ trẻ, những người sinh trước và sau năm 1975 đã có những đóng góp to lớn xây dựng lại đất nước. Tương lai đất nước thuộc về người Việt trẻ, không ít người hiện đang giữ trọng trách quan trọng trong bộ máy lãnh đạo nhà nước ở Trung ương cũng như địa phương. Người Việt trẻ hiện nay chính là rường cột của đất nước. Vì vậy đánh giá phải nhìn một cách toàn cục.
Thiếu tướng ấn tượng nhất về người trẻ hiện nay là gì? Ông có niềm tin vào giới trẻ ngày nay không?
- Nếu so sánh với thế hệ đi trước tức là thế hệ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như chúng tôi, một thế hệ mà theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, chúng tôi rất tự hào đã kế thừa xứng đáng thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và thế hệ chống Mỹ, như chúng tôi đã để lại dấu ấn to lớn đó là chiến thắng đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 
Chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ dựa vào ý chí, quyết tâm, lòng dũng cảm mà còn dựa trên nền văn hóa dân tộc đã kết tinh từ bao đời và được đẩy lên cao trào ở trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta thắng Mỹ là thắng bằng nền văn hóa lâu đời.
Với những người Việt trẻ hiện nay, tôi cho rằng họ đang kế thừa xứng đáng thế hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ưu điểm hơn và vượt xa hơn thế hệ đi trước, người Việt trẻ hiện nay đã tiếp thu được một lượng lớn tri thức dồi dào, to lớn của dân tộc và thế giới. Điều này những thế hệ đi trước như chúng tôi không có được. 
Thời gian gần đây, tôi đi nói chuyện ở một số trường đại học, những vấn đề mà sinh viên đặt ra về tham nhũng, về phát triển kinh tế bằng mọi giá mà không quan tâm tới phòng thủ đất nước như xây dựng dự án ở đèo Hải Vân… Trước đó nữa là tinh thần dân tộc sục sôi khi biển Đông dậy sóng và lễ tang cảm động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khiến tôi thêm tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ tiếp nối các thế hệ đi trước trong việc xây dựng đưa đất nước đi lên.
Vậy theo Thiếu tướng, điều gì ở người Việt khiến các quốc gia lớn mạnh khác phải nể sợ?
- Theo tôi, có 2 yếu tố khiến thế giới nói chung và các quốc gia lớn mạnh phải nể sợ. Thứ nhất,  người Việt Nam có ý chí chiến đấu giữ gìn bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Người Việt Nam luôn thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường trong kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ dân tộc. Điều này được cả thế giới công nhận. Thứ hai, người Việt Nam rất thông minh, điều này thể hiện ở những cuộc thi Olympic tri thức như toán, lý, hóa… học sinh, sinh viên Việt Nam luôn đạt được thành tích rất cao, những nhà khoa học có tên tuổi... Tuy nhiên dù hội tụ cả hai yếu tố đó nhưng đất nước vẫn chưa có những bước phát triển đột phá, nổi bật? Vấn đề ở đây là chính sách tạo điều kiện cho người tài phát huy năng lực, khả năng của mình, trách nhiệm đó thuộc về cơ quan quản lý.
Tăng tuổi, thời gian nghĩa vụ là sự công bằng
Thời gian gần đây dự thảo tăng tuổi và tăng thời gian nghĩa vụ quân sự đang có những ý kiến trái chiều. Thậm chí có nhiều người lo tiêu cực và không công bằng. Quan điểm của ông ra sao?
- Tôi nghĩ tăng tuổi và tăng thời gian nghĩa vụ là điều hoàn toàn đúng và công bằng trong giai đoạn hiện nay. Khi khoa học quân sự đã phát triển mạnh, chúng ta cần có thời gian để đào tạo những chiến sỹ có tri thức, có sức khỏe để tiếp cận với khoa học hiện đại… Chẳng hạn, phải làm sao để một người có thể bơi được 50-70 km trong lòng biển thì cần phải có sự rèn luyện lâu dài chứ không thể một sớm, một chiều…
Về tiêu cực, trốn nghĩa vụ, tôi nghĩ thời nào cũng có nhưng chỉ là số ít. Thời chiến tranh, có những thanh niên nhập ngũ rồi nhưng không chịu được môi trường sống khắc nghiệt, áp lực sẵn sàng nhận nhiệm vụ nên đã bỏ trốn. Các bậc cha mẹ vì có con như vậy cảm thấy xấu hổ con mình không hoàn thành nghĩa vụ công dân đối với đất nước đang có chiến tranh.
Thời đó, chúng ta không có luật nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, tôi tin khi ý thức được trách nhiệm với đất nước, lòng tự hào dân tộc trỗi dậy thì người ta sẽ gác hết mọi việc riêng để làm tròn trách nhiệm với đất nước.
Trở lại câu chuyện của ông, vốn là con liệt sĩ chống Pháp, ông có thể được miễn quân sự và có thể được theo học một trường đại học nào đó nhưng khi mới 17 tuổi ( năm 1967), ông đã xung phong lên đường nhập ngũ. Điều gì là nỗi ám ảnh và sức mạnh nào giúp ông vượt qua muôn vàn gian khổ trước  sự khốc liệt của chiến tranh? 
- Ngày tiễn con ra trận, mẹ tôi nuốt nước mắt dặn dò: Con ra đi cố gắng rèn luyện cho bằng anh, bằng em, đừng lo cho mẹ. Cho dù gian khổ đến đâu con cũng phải cố gắng hết mình để chiến đấu vì Tổ quốc, vì niềm tự hào của gia đình và nhân dân… Lời căn dặn của mẹ tôi luôn là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với tôi, để tôi có thêm sức mạnh, ý chí và nghị lực để vượt qua những vất vả, gian khổ nhất của một người lính Cụ Hồ. 
Có thể nói, trong cuộc chiến đấu này, không ai có thể hiểu chiến tranh hơn những người mẹ và mẹ tôi đã từng phải chịu nỗi đau khi mất đi người chồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Lần tiễn đưa này, cũng có thể là lần mẹ tôi sẽ mất tiếp đứa con của mình. Nhưng mẹ vẫn sẵn sàng chấp nhập và luôn động viên tôi chiến đấu làm sao cho xứng với anh linh của bố, một thế hệ bộ đội Cụ Hồ mẫu mực. Và đó cũng là sự hy sinh vĩ đại của không chỉ mẹ tôi mà còn của tất cả những người phụ nữ Việt Nam.
Cuộc đời tôi đã trải lắm thăng trầm. Nhưng ở thời nào cũng vậy, đã sống thì phải chiến đấu hết mình vì Tổ quốc, vì lòng tự tôn dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ trước những thách thức với các thế lực thù địch. 
Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.