Vẫn cần thận trọng để tránh mất rừng đặc dụng

Vẫn cần thận trọng để tránh mất rừng đặc dụng
(PLO) - Sau khi đăng tải ý kiến của một số bạn đọc và đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 119/2006/NĐ-CP về kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi giới thiệu bài viết của ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Là những độc giả thường xuyên của Báo Pháp luật Việt Nam và cũng là những người tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, chúng tôi hoan nghênh và cảm ơn Báo Pháp luật Việt Nam đã đăng tải kịp thời các thông tin liên quan đến nội dung Dự thảo Nghị định mới về kiểm lâm thay thế cho Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ, đặc biệt là phản ánh những băn khoăn, lo ngại của độc giả trong việc chuyển lực lượng kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng (có thành lập Hạt Kiểm lâm - HKL) từ Ban Quản lý rừng đặc dụng sang thuộc Cục Kiểm lâm (đối với khu rừng đặc dụng do Trung ương quản lý) và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý) theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Dự thảo Nghị định.

Qua theo dõi vấn đề này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến nội dung trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định) trên Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 11/12/2018. Cảm nhận đầu tiên khi đọc bài báo đó là câu hỏi do phóng viên nêu ra thì rất rõ ràng nhưng nội dung trả lời của ông Trị diễn giải không đúng với nội dung điều luật trong Dự thảo Nghị định.

Cụ thể, khi phóng viên nêu vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn liên quan tới quy định lực lượng kiểm lâm không thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của các ban quản lý rừng đặc dụng, ông Trị cho rằng: “Có thể khẳng định việc quy định lực lượng kiểm lâm có thuộc các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hay không là phụ thuộc vào tình hình thực tế của công tác bảo vệ rừng tại địa phương và do Bộ NN&PTNT quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể HKL rừng đặc dụng, HKL rừng phòng hộ thuộc Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể HKL rừng đặc dụng, HKL rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý”. 

Trong khi khoản 1 Điều 11 của Dự thảo Nghị định quy định rất rõ ràng, cụ thể “HKL rừng đặc dụng, HKL rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Cục Kiểm lâm đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do Trung ương quản lý; thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý”. Như vậy, làm gì có chuyện “lực lượng kiểm lâm có thuộc các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hay không là phụ thuộc vào tình hình thực tế của công tác bảo vệ rừng tại địa phương” như ông Trị khẳng định với Báo Pháp luật Việt Nam (?). 

Với câu hỏi “…nếu triển khai Nghị định mới, HKL - lực lượng chủ yếu, quan trọng để bảo vệ rừng - sẽ trực thuộc Cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh thì các ban quản lý rừng đặc dụng (có HKL) sẽ chỉ đạo, điều hành lực lượng nào bảo vệ rừng?”, ông Trị cho rằng một số độc giả chỉ đọc khoản 1 Điều 11 mà không đọc khoản 3 Điều 11 của Dự thảo Nghị định nên mới nêu vấn đề như vậy. Nhưng thực tế khi đọc khoản 3 Điều 11 có thể hiểu rằng: Khoản 3 Điều 11 chỉ quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể HKL rừng đặc dụng, HKL rừng phòng hộ, còn HKL đó thuộc ai trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành thì đã quy định cụ thể ở khoản 1 Điều 11 rồi.

Theo chúng tôi, Điều 11 của Dự thảo Nghị định có 3 khoản: Khoản 1 quy định HKL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là cơ quan gì (hành chính hay sự nghiệp) và do ai trực tiếp quản lý; khoản 2 quy định điều kiện, tiêu chí để được thành lập HKL ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; khoản 3 quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể HKL rừng đặc dụng, HKL rừng phòng hộ. Chính vì khoản 1 Điều 11 của Dự thảo Nghị định quy định rất rõ ràng nên hầu hết các Ban quản lý Vườn quốc gia trên cả nước mới phản ứng gay gắt về quy định này của Dự thảo. 

Không lo lắng sao được khi trách nhiệm bảo vệ rừng vẫn nằm nguyên trên “vai” của các chủ rừng này trong khi “công cụ” đắc lực nhất là HKL lại chuyển sang cho đơn vị khác quản lý, chỉ đạo, điều hành. HKL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ từ chỗ có nhiệm vụ bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì nay chỉ phối hợp với chủ rừng trong việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Điều đáng nói ở đây, trong khi Luật Lâm nghiệp quy định lực lượng kiểm lâm có nhiệm vụ bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (Điểm b khoản 1 Điều 104) thì Dự thảo Nghị định lại “làm nhẹ” trách nhiệm của kiểm lâm bằng việc quy định HKL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong việc bảo vệ rừng (Khoản 2 Điều 6 Dự thảo Nghị định). Phải chăng Nghị định “to” hơn Luật?

Đúng là không có chuyện rút kiểm lâm ra khỏi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ như ông Trị khẳng định nhưng HKL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ mà không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng thì thành lập ra để làm gì? Nếu chỉ để “kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ rừng của chủ rừng theo quy định của pháp luật” như ông Trị đã trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam thì chỉ cần HKL cấp huyện nơi có khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là quá đủ. 

Vì sự nghiệp bảo vệ rừng, chúng tôi rất mong Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT lắng nghe những ý kiến phản biện tâm huyết để chọn lọc, tiếp thu và tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định mới về kiểm lâm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, một loại rừng cần ưu tiên bảo vệ hàng đầu.  

Tin cùng chuyên mục

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.