Thay đổi hiện trạng tài sản là quyền sử dụng đất sau khi kê biên

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Bảo quản tài sản thi hành án sau khi kê biên, đặc biệt đối với tài sản là quyền sử dụng đất là một vấn đề không hề đơn giản. Thực tế đã có những trường hợp hiện trạng tài sản bị thay đổi sau khi kê biên gây khó khăn rất lớn cho quá trình tổ chức thi hành án.

Theo Bản án số 305/DSST ngày 03/7/2015 của TAND huyện X thì bà Nguyễn Thị B, trú tại: thôn V, xã Y, huyện X, phải thanh toán trả bà Nguyễn Thị A số tiền: 3.000.000.000đ (ba tỷ đồng). Kết quả xác minh điều kiện thi hành án cho thấy bà B có tài sản là quyền sử dụng đất diện tích 70m2 tại thửa đất số 321, tờ bản đồ số 3 ở thôn V, xã Y, huyện X. Bà Nguyễn Thị B có đơn đề nghị cơ quan THADS kê biên mảnh đất nói trên để thi hành án trả bà A.

Cơ quan THADS đã tiến hành kê biên quyền sử dụng đất và áp dụng quy định tại Điều 58; Điều 112 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 tạm giao tài sản kê biên cho người phải thi hành án (bà Nguyễn Thị B) quản lý. Tuy nhiên, sau khi kê biên, một số chủ nợ khác của bà B đã xây dựng trên mảnh đất kê biên 01 ngôi nhà tạm. 

Chính quyền địa phương và hộ liền kề khẳng định bà B không phải là người đã xây dựng trên diện tích đất kê biên, đồng thời chính quyền địa phương cũng không xác định được ai là người đã xây dựng ngôi nhà tạm đó. Khi cơ quan thi hành án nhận được phản hồi từ phía người phải thi hành án, tiến hành lập biên bản xác minh hiện trạng tài sản đã kê biên thì được địa phương xác nhận “có nhà tạm xây trên đất nhưng không xác định được người xây dựng”.

Từ ví dụ trên có thể thấy một số vấn đề pháp lý như sau: Thứ nhất, Trách nhiệm của người được giao bảo quản tài sản: Theo khoản 5 Điều 58 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014: Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 

Bà Nguyễn Thị B là người được giao bảo quản tài sản nhưng lại không quản lý được tài sản được giao, để xảy ra việc người khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đã kê biên. Có thể thấy một phần yếu tố “lỗi” của bà B trong trường hợp này. 

Tuy nhiên, bà B không phải là người trực tiếp có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản đã kê biên do đó không có đủ căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính đối với bà B theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 67/2015/NĐ- CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Khoản 4 Điều 112 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 mới chỉ quy định đối với các hành vi do người được tạm giao quản lý tài sản trực tiếp thực hiện như: không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, thay đổi hiện trạng… nhưng thiếu quy định về trách nhiệm giám sát, quản lý của người được giao bảo quản tài sản kê biên. 

Để tránh trường hợp chính người được tạm giao bảo quản gián tiếp vi phạm như thuê, nhờ người khác xây dựng nhằm cản trở, gây khó khăn, kéo dài thời gian thi hành án. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý, giám sát của người được giao bảo quản tài sản đã kê biên và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm khi để xảy ra tình trạng thay đổi hiện trạng tài sản kê biên. 

Thứ hai, Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Theo Điều 175 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014, Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan THADS trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về THADS trên địa bàn. 

Trong trường hợp này, khi có sự việc xây dựng trái phép trên đất đã kê biên, UBND cấp xã đã không thực hiện việc lập biên bản tại hiện trường vi phạm để xử lý hành vi vi phạm. Có thể thấy, UBND xã đã không làm hết trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, pháp luật hiện chưa có các quy định ràng buộc trách nhiệm UBND xã khi để xảy ra tình trạng trên. Do đó, bên cạnh trách nhiệm của người được giao bảo quản tài sản kê biên, cần xem xét việc bổ sung các quy định pháp lý về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý tài sản đã kê biên. 

Thứ ba, Phương thức xử lý đối với tài sản trên đất: Điều 113 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản. 

Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản. Tuy nhiên, cần xem xét bổ sung quy định về việc xử lý tài sản trên đất sau khi kê biên trong trường hợp không xác định được người đã xây dựng tài sản để có phương án xử lý phù hợp và thống nhất. Việc bảo quản tài sản thi hành án sau khi kê biên đặc biệt là quyền sử dụng đất một vấn đề đặc biệt quan trọng. Cần thiết phải có các chế tài pháp lý đủ mạnh để xử lý đối với các hành vi vi phạm này, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...