Nguyên tắc quốc tịch: Tiếp tục “mềm dẻo” hay chuyển hướng theo xu thế chung?

 Viện trưởng Nguyễn Văn Cương phát biểu tại Hội thảo.
Viện trưởng Nguyễn Văn Cương phát biểu tại Hội thảo.
(PLO) - Ngày 21/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Xu hướng quốc tịch: Nguyên tắc và thực trạng áp dụng tại Việt Nam”. Đây là Hội thảo thuộc Đề tài cấp Bộ do Lãnh đạo Bộ Tư pháp “đặt hàng” đối với công tác nghiên cứu khoa học để có được đề xuất chính sách phù hợp về vấn đề quốc tịch.

Đề xuất Việt Nam theo nguyên tắc 2 hoặc đa quốc tịch.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho rằng quốc tịch là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Với đặc thù của Việt Nam có cộng đồng người Việt lớn, sinh sống tại nhiều quốc gia khác nhau, quốc tịch đã nảy sinh nhiều tình huống “thú vị”. Trong đó, có trường hợp một người sử dụng quốc tịch Việt Nam để được ưu đãi nhập cảnh, đầu tư nhưng khi có hành vi vi phạm lại dùng quốc tịch nước ngoài để được hưởng bảo hộ ngoại giao, bảo hộ lãnh sự cho hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Vì thế, trên thực tế có tình trạng công dân Việt Nam định cư ở một số nước mà ở đó khi nhập quốc tịch nước sở tại không bắt buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam, dẫn đến số lượng khá đông người Việt Nam định cư ở nước ngoài có 2 quốc tịch. Còn nhìn ra thế giới thì ngày nay, xu hướng 2 và đa quốc tịch đang được nhiều nước thực hiện. Từ thực tế của nước ta và xu hướng quốc tế, ông Cương mong muốn các chuyên gia đề xuất chính sách nào phù hợp với nước ta, là tiếp tục nguyên tắc “mềm dẻo” hay nới rộng hơn nữa cũng như phân tích ưu, nhược điểm của từng xu hướng.

ThS Cao Xuân Phong (Viện Khoa học pháp lý) cũng nhận xét, với quy định hiện hành của Luật 2008 thì nước ta tuân theo nguyên tắc 1 quốc tịch “mềm dẻo”. Tuy nhiên, trên thực tế, dường như đây là tình trạng 2 quốc tịch của một bộ phận công dân. Ông Phong cho rằng, nếu tiếp tục duy trì tình trạng này, pháp luật sẽ còn lúng túng khi xử lý. Cụ thể, khi nào thì cho phép áp dụng 1 quốc tịch “mềm dẻo”, các quy định về trình tự, thủ tục liên quan còn chưa hợp lý, chưa có quy định về thời hạn, về hạn chế quyền/nghĩa vụ. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần khẳng định lại nguyên tắc quốc tịch của mình hoặc là nguyên tắc 1 quốc tịch có ngoại lệ (mang tính pháp lý hơn là nguyên tắc “mềm dẻo” hay là nguyên tắc đa quốc tịch để nghiên cứu xử lý các vấn đề liên quan và hoàn thiện pháp luật theo định hướng đã lựa chọn.

Chung nhận định việc nguyên tắc 1 quốc tịch “mềm dẻo” là không có tính pháp lý, TS Nguyễn Thị Thuận khẳng định, đây thực chất là 2 quốc tịch và thực tiễn phát sinh rất nhiều người có 2 quốc tịch. Từ xu hướng đa quốc tịch đang phát triển trên thế giới, bà Thuận cho rằng đến lúc Việt Nam phải theo, nhưng theo đến đâu, mức độ như thế nào thì cần tính toán, cân nhắc bởi nguyên tắc 1 quốc tịch hay 2 quốc tịch đều có mặt thuận, nghịch của chúng. Nguyên Cục trưởng Cục Con nuôi Vũ Đức Long cũng kỳ vọng nguyên tắc quốc tịch tới đây sẽ được sửa đổi thành đa quốc tịch, không hẳn chỉ vì hội nhập mà còn là để không tạo ra “khoảng mờ” do việc giải quyết các vấn đề quốc tịch không có đủ trình tự, thủ tục.

Thay đổi phải tính đến “sức khỏe” của thể chế và bộ máy

Ngược lại, nguyên Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Lê Mai Anh phân tích, việc thay đổi nguyên tắc quốc tịch phải xuất phát từ năng lực của bộ máy nhà nước và việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng không ít các quy định khác có liên quan từ cư trú, dân sự, hình sự... Nguyên tắc quốc tịch nào cũng phải bảo đảm tốt quyền lợi của người dân và phù hợp với “sức khỏe” thể chế, bộ máy của chúng ta. Bà Mai Anh đề xuất giữ nguyên tắc hiện nay và có quy định hướng dẫn cụ thể để tăng cường hiệu quả thực hiện. “Những vướng mắc vừa qua không phải từ quy định của Luật, nguyên tắc 2 hay đa quốc tịch không phải là phép màu làm thay đổi thực trạng hiện nay. Hơn nữa, trên thế giới đều tồn tại 2 trường phái là 1 quốc tịch và 2 hoặc đa quốc tịch và không phải nước nào cũng chuyển sang 2 và đa quốc tịch” - bà Mai Anh lý giải.

Đại diện Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) cho biết, qua công tác quản lý cư trú, nổi lên một số vướng mắc như công dân Việt kiều Campuchia một số nước khác (chủ yếu là thế hệ F1, F2) hiện giờ quay về Việt Nam mong muốn được xác định quốc tịch song hầu hết họ không còn giấy tờ chứng minh hay nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc mang con lai hồi hương... thường khó khăn trong xác định quốc tịch. Để giải quyết vướng mắc này, vị đại diện cho rằng nên đề ra giải pháp quản lý để mang lại lợi ích tốt nhất.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Nguyễn Công Khanh quan niệm, việc xác định quốc tịch là then chốt nhưng có thực trạng là chúng ta quản lý còn lỏng lẻo nên ông Khanh tán thành phải tăng cường quản lý. Thời gian tới, nếu tiếp tục ghi nhận nguyên tắc “mềm dẻo”, theo ông Khanh, cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người đồng thời có 2 quốc tịch. “Nên chăng có thể quy định ngành nghề được hay không được 2 quốc tịch, như đã là công chức, công an, quân đội... thì dứt khoát chỉ 1 quốc tịch” - ông Khanh gợi ý.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.