Nguyên tắc 1 quốc tịch “mềm dẻo” giúp người dân hưởng lợi

Một buổi lễ trao quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh
Một buổi lễ trao quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh
(PLO) -So với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã có quy định “mềm dẻo” hơn trong chính sách 1 quốc tịch của Việt Nam. Nhờ vậy, đã tạo sự linh hoạt cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch Việt Nam, đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
 

Linh hoạt trong chính sách 1 quốc tịch 

Tại Điều 4 về nguyên tắc quốc tịch, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. So với Luật năm 1998, tiêu đề và nội dung của điều luật đã có thay đổi. Điều đó cho thấy một thực tế là Nhà nước đã thừa nhận trong một số trường hợp ngoại lệ công dân Việt Nam có thể có thêm quốc tịch nước ngoài (2 quốc tịch). 

Những ngoại lệ đó là: trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch Việt Nam (khoản 3 Điều 19), xin trở lại quốc tịch Việt Nam (khoản 5 Điều 23); trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi, có quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam (khoản 1 Điều 37), trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam (mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài) (khoản 2 Điều 37); người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam (do pháp luật nước ngoài không bắt buộc người đó phải bỏ quốc tịch Việt Nam); do xung đột pháp luật mà một người có thể vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài (trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nam, sinh ra ở quốc gia xác định quốc tịch theo nguyên tắc “quyền nơi sinh” thì trẻ em đó vừa có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống của cha mẹ vừa có quốc tịch của nước nơi được sinh ra).

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh đánh giá: Quy định theo hướng mềm dẻo trên đây đã phần nào đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn giữ quốc tịch Việt Nam khi đã có quốc tịch nước ngoài cũng như một số người nước ngoài được giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam. Mặc dù thực tế số người được nhập quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời được giữ quốc tịch nước ngoài không nhiều, song điều đó đã phần nào thể hiện sự linh hoạt trong chính sách 1 quốc tịch của Việt Nam so với Luật năm 1998.

Có nên theo đuổi xu hướng 2 quốc tịch?

Trên thế giới, nhiều quốc gia hiện cho phép công dân của họ mang 2 hay nhiều quốc tịch (như Mỹ, Hà Lan, Thụy Sỹ, Áo, Australia…), không yêu cầu người xin nhập quốc tịch nước họ phải từ bỏ quốc tịch gốc. Ngoài ra, xu hướng cho phép công dân có quốc tịch thứ 2 cũng ngày càng phổ biến, như Séc, Bun-ga-ri, Bỉ, Đan Mạch… điều chỉnh luật quốc tịch theo hướng công nhận nguyên tắc 2 quốc tịch thay vì nguyên tắc 1 quốc tịch trước đó.

Đối với cộng đồng 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, qua khảo sát của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, hầu hết người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam bên cạnh quốc tịch nước sở tại. Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 719 nghìn người Việt Nam tại 48 quốc gia mong muốn có 2 quốc tịch. Đặc biệt, tại một số quốc gia có thay đổi về quy định liên quan đến quốc tịch gần đây theo hướng cho phép công dân có 2 quốc tịch (như Luật Quốc tịch năm 2014 của Séc), nhiều trường hợp người Việt Nam đã phải thôi quốc tịch trước đó để nhập quốc tịch sở tại thì đang mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam mà không mất quốc tịch nước ngoài.

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Phạm Hoàng Tùng chỉ ra thực tế, sự khác nhau giữa quy định pháp luật của các nước và pháp luật Việt Nam đã tạo nên thực trạng công dân Việt Nam có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Do vậy, quy định về nguyên tắc 1 quốc tịch trong Luật năm 2008 tuy đã mềm dẻo hơn trước nhưng vẫn còn điểm chưa được quy định rõ và cơ quan đại diện Việt Nam gặp vướng mắc khi thực hiện ở nước ngoài.

Theo bà Trần Lan Phương (Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp), pháp luật các nước như Australia, Canada, Latvia, Hungary… cho phép công dân của họ mang 2 hay nhiều quốc tịch và việc có 2 hay nhiều quốc tịch được công nhận chính thức trong pháp luật nước họ. Trong các mối quan hệ pháp lý, những công dân này sẽ được nước sở tại coi là công dân của họ. Tuy nhiên, bà Phương thẳng thắn cho biết, số lượng các quốc gia chính thức thừa nhận nguyên tắc 2 quốc tịch không nhiều bởi lẽ hệ quả việc thừa nhận thường dẫn đến những tranh chấp rất phức tạp, khó giải quyết, nhiều khi gây ảnh hưởng không tốt trong quan hệ giữa các quốc gia liên quan.

“Có thể nói, 2 hay nhiều quốc tịch là vấn đề có ảnh hưởng đến cả Nhà nước và công dân, thậm chí gây hậu quả với cả Nhà nước và công dân. Đây là vấn đề rất cốt lõi và quan trọng khi đi từ những khái niệm truyền thống thể hiện chủ quyền của một quốc gia đối với công dân của mình cũng như quyền và nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện trước Nhà nước của mình. Việc nhập quốc tịch hay thôi quốc tịch gây ra những hệ lụy quan trọng về thực tế và tinh thần đối với cá nhân. Mối liên kết giữa Nhà nước và cá nhân tuy không bao hàm tất cả mọi vấn đề nhưng nó được coi là vấn đề quan trọng nhất” – bà  Phương phân tích.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.