Làm việc 12h/ca chỉ được trả công 8h/ca

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Bạn Huỳnh Hữu Phước (email: hhphuocvt@gmail.com), địa chỉ 23/20 Huyền Trân Công Chúa, phường 8, TP. Vũng Tàu, hỏi: Đội chúng tôi làm việc 2 ca/ngày, mỗi ca 12 giờ, nhưng chỉ được chấm công trả lương 8 giờ/ca, 4 giờ còn lại không được trả lương và cũng không được nghỉ bù, như vậy công ty có vi phạm pháp luật không?

Tôi làm việc tại đội chữa cháy chuyên ngành thuộc 1 Công ty liên doanh với nước ngoài. Nhiệm vụ của đội chữa cháy chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật PCCC VN hiện hành và theo quy chế nhân viên của công ty.

Trước đây, chúng tôi được công ty tổ chức làm việc 3 ca/ngày, mỗi ca 8 giờ, mỗi người làm việc bình quân mỗi tháng 180 giờ (22,5 công làm việc được trả lương), nếu vượt số giờ này sẽ được thanh toán vượt giờ và nghỉ bù theo quy định.

Nay do gặp khó khăn trong SXKD, công ty tổ chức cho CBCNV đội chúng tôi làm việc 2 ca/ngày, mỗi ca 12 giờ, nhưng chỉ chấm công trả lương 8 giờ/ca, 4 giờ còn lại công ty lý luận rằng đó là thời gian nghỉ ngơi tại chỗ nên không được trả lương và cũng không được nghỉ bù. Tuy nhiên trong 12 giờ trực ca chúng tôi phải thường xuyên ở tại nơi thường trực và luôn sẵn sàng chữa cháy cứu hộ cứu nạn và làm các công việc theo chuyên môn và phân công của lãnh đạo.

Vậy xin hỏi luật sư, công ty quy định như vậy có đúng không ? Nếu không đúng thì chúng tôi sẽ được ai bảo vệ quyền lợi ?

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:    
Về thời gian làm việc:   

Theo quy định tại khoản 1, Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012 thì thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày. Do đó, việc công ty tổ chức cho cán bộ nhân viên làm việc 12 giờ/1 ngày là vượt quá thời gian làm việc bình thường của người lao động. Khoảng thời gian làm việc vượt quá thời gian làm việc bình thường trong vụ việc này là 4 giờ/1 ngày được gọi là thời gian làm thêm giờ. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2012 thì “số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày”. Do đó, công ty quy định thời giờ làm việc là 12 giờ/1 ngày là đã bao gồm thời gian làm việc bình thường và thời gian người lao động làm thêm giờ, quy định này sẽ phù hợp với quy định pháp luật, nếu đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Được sự đồng ý của người lao động về việc làm thêm 4 giờ/1 ngày (điểm a, khoản 2, Điều 106, Bộ luật lao động năm 2012)

(2) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. (điểm a, khoản 3 Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013).

Về quyền lợi của người lao động

Trong trường hợp công ty bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì đối với khoảng thời gian làm thêm 4 giờ/1 ngày, công ty bạn phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại Điều 97, Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể:

(1) Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(2) Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

(3) Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại mục 1 và mục 2 nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy, nếu người lao động đồng ý về việc làm thêm 4 giờ/1 ngày và đã được Công ty bố trí nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ thì quy định làm 12 giờ/1ngày của Công ty là phù hợp với quy định pháp luật và Công ty phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Công ty có phạm luật?
Như đã phân tích, công ty quy định thời giờ làm việc là 12 giờ/1 ngày là đã bao gồm thời gian làm việc bình thường và thời gian người lao động làm thêm giờ, và người lao động được Công ty trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại Điều 97, Bộ luật lao động năm 2012.

Hơn nữa, nếu công ty cho rằng việc người lao động làm thêm 4 giờ/1 ca là thời gian nghỉ ngơi tại chỗ thì trong trường hợp này, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi về làm thêm giờ bởi theo quy định pháp luật việc nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc và pháp luật cũng chỉ quy định mức thời gian tối thiếu mà không quy định mức thời gian tối đa mà người lao động được nghỉ giữa giờ, cụ thể, Điều 108, Bộ luật lao động quy định:

“Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.”

Từ những căn cứ nêu trên, có thể khẳng định công ty tổ chức cho người lao động làm việc 12 giờ/1 ngày nhưng chỉ chấm công và trả lương 8 giờ/1 ngày mà không được trả lương thêm giờ và cũng không được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm là vi phạm pháp luật lao động. Công ty bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo khoản 3, Điều 13, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013; tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Điều 14, Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, Công ty bạn buộc phải trả đủ tiền lương cho người lao động, trả lãi đối với số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Trong trường hợp, Công ty không đảm bảo đúng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trân trọng!

Đọc thêm

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).