Dỡ bỏ bế tắc trên con đường đến với công lý

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Cuối tuần qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt “Tổ Tư vấn pháp luật và tâm lý hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em”. 

Tổ Tư vấn có 15 thành viên, là những người đang công tác trong các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư, chuyên gia giới... Ngay cái tên của tổ tư vấn đã thấy trọng trách khá nhiều của những thành viên trong việc giúp Đoàn Chủ tịch Hội về pháp luật và tâm lý nhằm xử lý các vụ việc vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. 

Vì sao Hội LHPN Việt Nam phải thành lập tổ tư vấn này, câu trả lời đã đưa đến một thực tế rất đáng lo ngại hiện nay

Đó là, chỉ tính riêng xâm hại tình dục, theo số liệu từ Tổng Cục Cảnh sát giai đoạn 2014-2016 số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục là hơn 4.100 vụ, hơn 80% nạn nhân là trẻ gái, 278 em độ tuổi dưới 6, 1333 em độ tuổi từ 6-13, hơn 2500 em độ tuổi từ 13-16. Kinh hoàng hơn, các vụ trẻ bị giết hại trong những cơn cuồng giận của cha mẹ ngày càng tăng.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc có tới 70% trẻ em Việt Nam từng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ở góc độ Tòa án, số án có tội phạm xâm hại sức khỏe, tính mạng, tình dục phụ nữ và trẻ em ngày càng nhiều. Nếu như các vụ xâm hại trước đây xảy ra phổ biến ở vùng nông thôn, dân trí thấp thì ngày nay lại xảy ra nhiều ở thành phố với người phạm tội là trí thức, được học hành đàng hoàng. 

Con số đáng buồn là vậy nhưng thực tế giải quyết còn đáng buồn hơn nữa khi liên tục vấp phải sự né tránh từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Dư âm vụ án Nguyễn Khắc Thủy dâm ô với trẻ em gây phẫn nộ dư luận mấy ngày nay là một minh chứng rõ ràng nhất trong vấn đề giải quyết triệt để các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thục Hạnh đã phải bức xúc thốt lên: “Không khó để thấy những người cha, người mẹ từ xa tìm đến tòa soạn mong được giúp đỡ, đã có nhiều bài báo nhưng tác động thực thì chưa được bao nhiêu. Có những nạn nhân phải rời bỏ quê nhà vì không chịu nổi những lời dị nghị, có nạn nhân trở nên câm lặng trước nỗi đau quá lớn của đời người. Nhiều lúc chúng tôi thấy bất lực vì sự loanh quanh, né tránh từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Sợ mất thành tích, mất uy tín, ngại va chạm và cả sự vô cảm của nhiều cấp chính quyền, hội phụ nữ, các đơn vị thực thi pháp luật khiến con đường đến với công lý trở nên bế tắc”.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam TS. Bùi Thị Hòa trong 2 năm gần đây,  các cấp Hội đã phát hiện, tiếp nhận, tham gia giải quyết và hỗ trợ nhiều vụ việc liên quan đến xâm hại quyền lợi của trẻ em và phụ nữ và nhận thức của cộng đồng về vai trò của Hội đã thay đổi, nhiều phụ nữ đã đến với tổ chức Hội để mạnh dạn đưa ra những vấn đề pháp lý họ đang gặp phải và đề nghị Hội bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ giúp đỡ.

Tuy nhiên, cũng theo TS. Bùi Thị Hòa việc lên tiếng và hỗ trợ, bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em gái trong các trường hợp gặp rủi ro về mặt pháp lý đôi lúc chưa kịp thời, chưa giải quyết được những bức xúc trong dư luận; công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong xử lý vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em còn nhỏ lẻ theo vụ việc, chưa xuyên suốt và chưa có chiều sâu...

Nói về sự ra đời của Tổ Tư vấn, bà Lương Ngọc Trâm - Thẩm phán TANDTC, thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Tổ trưởng tổ Tư vấn cho  biết, trong quá trình công tác và quá trình tham gia các hội thảo quốc tế, các cơ quan tiến hành tố tụng đã nhiều lần kiến nghị phải có một tổ tư vấn hoặc một quy chế thống nhất để bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em trong các vụ phức tạp mà dư luận quan tâm. Hội LHPNVN là nơi tiên phong đề xuất thành lập tổ tư vấn để các vụ việc xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em được giải quyết một cách chính thống, đúng pháp luật.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.