Đề xuất sửa đổi chính sách ưu đãi người có công: Bất cập nào cần phải khắc phục?

Ông Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Y Nía (110 tuổi, ở thôn 6, xã Đắk Ui, huyện Đắk Hà, Kon Tum) có 4 con là liệt sĩ
Ông Bùi Quang Vinh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng Y Nía (110 tuổi, ở thôn 6, xã Đắk Ui, huyện Đắk Hà, Kon Tum) có 4 con là liệt sĩ
(PLO) - Nhiều bất cập phát sinh từ thực tiễn đã được Bộ LĐTB&XH đề xuất sửa đổi  trong tờ trình đề nghị xây dựng dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng (sửa đổi).

Thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, khó xác định NCC 

Theo Bộ LĐTB&XH, Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng hiện hành ban hành năm 1994 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (các năm 1994, 2005, 2007, 2012) nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cơ bản hoàn thiện và mở rộng điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng, cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi, đã tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện chính sách NCC với cách mạng. 

Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, bất cập. Một số thuật ngữ chưa được giải thích rõ dẫn đến vướng mắc trong xác định phạm vi, điều kiện xác nhận NCC. Một số khái niệm, thuật ngữ và tiêu chí như: người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ hoặc phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh,... chưa được giải thích, làm rõ.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh  chưa quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối với một số đối tượng NCC với cách mạng. Theo đó, chưa quy định cụ thể về điều kiện xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. 

Hơn nữa, quy định về điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong các giai đoạn chưa phù hợp với thực tiễn. Một số điều kiện xác nhận còn quá rộng, chưa cân đối giữa các lực lượng và trong tổng thể chính sách ưu đãi. Ví dụ, điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh trong trường hợp “đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ” chưa cụ thể, chưa xác định rõ địa điểm, phạm vi không gian, dẫn đến trên thực tế nếu bị tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở bất cứ đâu cũng được xác nhận là liệt sĩ hoặc thương binh. 

Ngoài ra, điều kiện xác nhận liệt sĩ đối với thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết do vết thương tái phát còn quá rộng. Điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận bệnh binh trong thời bình quá rộng, không còn phù hợp với thực tiễn.

Chưa đảm bảo cân đối về chế độ ưu đãi NCC

Bất cập khác từ thực tiễn thực hiện Pháp lệnh NCC được đề xuất hoàn thiện, đó là một số quy định về chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và thân nhân chưa bảo đảm cân đối giữa các diện đối tượng.

Hiện tại, pháp luật chưa quy định chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống (trong khi thân nhân của thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên đã được hưởng).

Pháp lệnh hiện hành cũng chưa quy định trợ cấp một lần đối với thân nhân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, NCC giúp đỡ cách mạng được truy tặng hoặc đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi.

Một “khoảng trống” khác ảnh hưởng đến thực hiện chính sách NCC, đó là chưa có quy định vợ (chồng) liệt sĩ lấy chồng (vợ) khác nhưng đã có trách nhiệm chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc được UBND cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

Đồng thời, quy định điều chỉnh trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã hưởng chế độ trước ngày 01/9/2012 hiện chỉ được quy định tại Nghị định của Chính phủ, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Quy định thân nhân liệt sĩ của 4 liệt sĩ trở lên cũng chỉ được hưởng tối đa 3 định suất tuất là không phù hợp.

Ngoài ra, quy định về tên gọi của nhóm đối tượng “người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”, “người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày”, “người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế” còn chưa phù hợp, thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Từ những lý do nêu trên, để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcvề ưu đãi NCC với cách mạng; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và khắc phục những vướng mắc, bất cập của Pháp lệnh hiện hành, việc xây dựng và ban hành Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi) là cần thiết.

Theo Bộ LĐTB&XH, những bất cập này cần được sửa đổi, bổ sung trong Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (sửa đổi) nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đáp ứng những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, đồng thời tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, thống  nhất, đảm bảo công bằng, hợp lý, tạo sự đồng thuận cao của xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...