Chi phí tống đạt của Thừa phát lại: Có thể thỏa thuận với đương sự?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) -  Theo quy định hiện hành thì Thừa phát lại được làm 4 công việc, tuy nhiên theo dự thảo Nghị định mới nhất do Bộ Tư pháp soạn thảo dự kiến mở rộng phạm vi, thẩm quyền trong hoạt động tống đạt văn bản, hoạt động lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án.

Được tống đạt văn bản của “cơ quan, tổ chức khác”

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP do Bộ Tư pháp chủ trì dự kiến mở rộng phạm vi tống đạt của Thừa phát lại theo hướng:

Thừa phát lại được tống đạt văn bản của đương sự trong các vụ việc dân sự, hành chính để phục vụ việc thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự; thực hiện tống đạt văn bản trong hoạt động tương trợ tư pháp (Công ước La Hay 1965) và tống đạt văn bản của các cơ quan, tổ chức khác.

Xuất phát từ thực tế hiện nay, mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí thực hiện (thậm chí có nơi còn nợ chi phí tống đạt cũng như quy trình, thủ tục tống đạt; sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa thực sự gắn kết…) nhưng có thể nói sau thời gian thí điểm, hoạt động tống đạt văn bản của Thừa phát lại đã tạo được lòng tin đối với cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự cũng như các cơ quan, tổ chức khác.

Nhờ đó, hiện nay thực tiễn đã xuất hiện thêm nhu cầu từ phía cơ quan, tổ chức khác trong việc nhờ Thừa phát lại tống đạt văn bản, không những chỉ trong dân sự mà cả các vụ việc hành chính; không chỉ trong cơ quan tố tụng mà còn của cơ quan, tổ chức khác.

Đối với mức chi phí tống đạt, dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi nội dung này cho phù hợp theo từng nhóm đối tượng yêu cầu (nhóm đối tượng là Tòa án và cơ quan thi hành án theo mức do Nhà nước quy định như hiện nay; nhóm đối tượng là đương sự trong vụ việc dân sự, hành chính và nhóm đối tượng là cơ quan, tổ chức khác theo nguyên tắc thỏa thuận; chi phí tống đạt văn bản về tương trợ tư pháp sẽ do pháp luật về tương trợ tư pháp quy định) và theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại.

Nên bỏ quyền tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng?

Qua thời gian triển khai cho thấy, hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại thời gian qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tống đạt văn bản và lập vi bằng; lĩnh vực xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án có kết quả rất thấp, chưa thực hiện được vụ cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng nào. Hạn chế này theo Bộ Tư pháp do nhiều nguyên nhân.

Đáng chú ý, đây là hoạt động khó khăn, phức tạp, trong khi đó Thừa phát lại là một nghề mới, đang từng bước khẳng định vị trí trong hoạt động bổ trợ tư pháp và thị trường dịch vụ pháp lý, số lượng các Văn phòng còn mỏng, thời gian thực tế hoạt động chưa nhiều.

Bên cạnh đó, các quy định của Chính phủ về hoạt động này chưa đủ để tạo điều kiện cho Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, nhất là nhiệm vụ, quyền hạn không ngang bằng với chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, sự hiểu biết của người dân, xã hội đối với chế định Thừa phát lại còn hạn chế, người dân vẫn lựa chọn hệ thống cơ quan thi hành án với sự đầu tư và hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước mà chưa mạnh dạn sử dụng dịch vụ thi hành án của Thừa phát lại.

Ngay cả đối với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế không có huy động lực lượng thì Thừa phát lại cũng gặp rất nhiều khó khăn do không nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức như: cơ quan thuế, cơ quan đăng ký tài sản, tổ chức tín dụng...

Về định hướng quy định thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại, hiện nay có 2 luồng quan điểm: Thứ nhất, giữ nguyên quy định hiện nay về thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại, kể cả tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác thi hành án dân sự khi xây dựng chế định Thừa phát lại, góp phần giảm tải cho cơ quan thi hành án, tạo cơ chế để người dân lựa chọn tổ chức thi hành hiệu quả bản án, quyết định cho mình.

Đối với những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự của Thừa phát lại hiện nay cần nghiên cứu, có cơ chế phù hợp như: Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại; trách nhiệm của các cơ quan tổ chức có liên quan đối với việc thi hành án của Thừa phát lại… tạo điều kiện cho Thừa phát lại tổ chức thi hành án, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và hoạt động của Thừa phát lại.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Để duy trì mục tiêu ban đầu đặt ra khi tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại và đảm bảo cơ chế cho hoạt động này của Thừa phát lại, đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về thẩm quyền thi hành án của Thừa phát lại; trong đó, có quyền được áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự; đồng thời quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hỗ trợ Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế. 

Riêng đối với việc tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng, do thực tiễn phát sinh chưa phát sinh nhiều, trong khi đó, nhận thức, quan điểm về vấn đề này còn khác nhau nên khi xây dựng Nghị định cần nghiên cứu bỏ thẩm quyền này của Thừa phát lại để bảo đảm tính khả thi.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.