Bộ luật Hồng Đức: Điểm vượt trội trong lĩnh vực lập pháp

Trang bìa Hoàng Việt luật lệ, Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức.
Trang bìa Hoàng Việt luật lệ, Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức.
(PLO) - Xét về phương diện kỹ thuật lập pháp, Bộ luật Hồng Đức vượt trội các bộ Luật đã có, trở thành mẫu mực về hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật trong thời kỳ phong kiến ở nước ta.

Trước hết, Bộ luật Hồng Đức là bộ tổng luật, chứa đựng quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật, nhưng đều được trình bày theo kỹ thuật lập pháp của Luật Hình sự. Nghĩa là trong từng điều luật đều được xác định hành vi vi phạm và chế tài. Ở mỗi điều luật đều mô tả các dấu hiệu của hành vi và nếu vi phạm thì đều phải chịu chế tài tương ứng, tùy theo hành vi vi phạm nặng, nhẹ. Ngoài các chế tài hình sự mang tính đặc trưng, Bộ luật còn chứa đựng các chế tài dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình. Bên cạnh hệ thống hình phạt ngũ hình: xuy hình (đánh roi), trượng hình (đánh bằng trượng), đồ hình (giam cầm và khổ dịch), lưu hình (đầy đi phương xa), tử hình (tội chết), Bộ luật Hồng Đức còn có các chế tài dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình. 

Có thể nói, trong 722 điều của Bộ luật Hồng Đức, ngoài các quy định có tính chung, nguyên tắc ra thì hầu hết các điều luật nào đi liền với việc mô tả hành vi và tương ứng với nó nếu vi phạm đều có quy định về chế tài xử lý tương ứng. Có những điều luật quy định không những chế tài hình sự mà còn cả các chế tài dân sự, hành chính. Chế tài là một bộ phận không thể thiếu trong từng điều luật đi liền với từng điều luật là một đặc trưng của các Bộ luật trong thời kỳ phong kiến, đặc biệt là Bộ tổng luật Hồng Đức thể hiện nhu cầu áp dụng pháp luật thống nhất tạo thuận tiện và dễ dàng trong việc thực hiện và áp dụng.

Hai là, quá trình pháp điển hóa Bộ luật Hồng Đức là quá trình chắt lọc để thu hút, kế thừa và phát triển các giá trị tiến bộ và phù hợp trong các quy định pháp luật của các triều đại Lý – Trần, nhất là các quy định pháp luật của các vua Lê trước đó (trước Vua Lê Thánh Tông). Đây là đặc trưng vô cùng quan trọng trong công tác pháp điển hóa được thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc triều hình luật không những kế thừa và phát triển các quy định pháp luật của các triều đại trước mà còn tập hợp hệ thống hóa các quy định pháp luật được ban hành trong suốt các đời vua Lê Sơ. Có thể nói Quốc triều hình luật là “thành quả hoạt động lập pháp suốt các triều đại nhà Lê, nhất là của 4 vua thời Lê Sơ và chỉ có thể ra đời, ban bố trong thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức”. 

Ba là, song song với việc tập hợp, lựa chọn các quy định pháp luật đã ban hành qua các triều vua trước, Quốc triều hình luật còn có nhiều quy định mới được đặt ra xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn lúc bấy giờ. Ví như xuất phát từ nhu cầu bảo vệ vững chắc đất nước, Lê Thánh Tông hơn ai hết đã thấy mối họa to lớn của nạn ngoại xâm; mới lên ngôi chưa đầy một tháng, ông đã ra chỉ dụ là đặt nhiệm vụ giữ nước lên vị trí hàng đầu, tiếp đến vào ngày 11 tháng 10 cùng năm, vua lại ra Sắc chỉ cho các quan phủ, lộ, trấn, châu, huyện rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện bỏ đi được. Phải cương quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu họ không theo có thể sai sứ sang tận triều đình của họ biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng”. Xuất phát từ các quan điểm đó của Lê Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức đã thể chế thành nhiều điều luật về việc đề cao tinh thần cảnh giác, thực hiện canh phòng nghiêm ngặt các quan ải, vùng biên, đường biên. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, bị trừng trị nghiêm khắc. 

Bốn là, cùng với chọn lọc kế thừa các quy định pháp luật đã có, đặt ra các quy định mới xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn mới là khuynh hướng chính trong pháp điển hóa, hệ thống hóa Bộ luật Hồng Đức. Ngoài ra, qua các tư liệu lịch sử cũng cho thấy một khuynh hướng khác là tìm kiếm các giá trị tốt đẹp trong các quy phạm đạo đức, tập quán truyền thống của cư dân để kế thừa, phát triển thành các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức. Đó chính là những tập quán truyền thống tốt đẹp trong các quan hệ gia đình, quan hệ làng xã được kế thừa và phát triển trong Bộ luật Hồng Đức. Ví dụ như trong Hương ước làng Mạch Tràng quy định: “Gặp lúc cần kíp như Hỏa tai, cướp bóc hay đê sạt, trừ những người 60 tuổi trở lên và những người yếu đuối, còn người làng nghe hiệu đều phải lập tức đến cứu. Nếu ai trễ biếng không đến cứu, Hương hội xét thực phải phạt từ 0$20 – 0$50”.

Có thể nói trong quá trình pháp điển hóa, Bộ luật Hồng Đức còn phản ánh sâu sắc, sự kết hợp chặt chẽ giữa Nho giáo và phong tục tập quán truyền thống, giữa pháp luật với tục lệ; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa điều chỉnh bằng pháp luật với điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức và quy phạm tập quán. Ví dụ như Điều 40 của Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người miền Thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người Thượng du phạm tội với người Trung Châu thì theo Luật mà định tội”. Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, Bộ luật Hồng Đức kế thừa nhiều phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức của dân tộc. Ví dụ như các quy định về các nghi lễ kết hôn như lễ chạm mặt, lễ dẫn đồ cưới, lễ đón dâu,… Đặc biệt là quyền bình đẳng nam nữ trong một số quan hệ hôn nhân, tài sản, thừa kế thông qua việc bảo vệ quyền của người phụ nữ. Các quy định trên đây chính là sự kế thừa và phát triển một cách hài hòa, sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp, đề cao vai trò bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình, trong việc thờ cúng những người đã mất.

 Năm là, kỹ thuật soạn thảo Luật đạt đến trình độ cao vừa đủ cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng lại vừa đủ bao quát được nhiều quan hệ có liên quan nhau. Vì thế, Bộ luật có tác dụng điều chỉnh sâu rộng, có sức sống lâu dài trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội. Các điều Luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai,… quy định rất chi li, cụ thể, thuận tiện cho việc áp dụng. Các quy định về hình sự, hầu hết đều được thể hiện bằng việc mô tả giả định, quy định và chế tài với khung hình phạt đủ rộng để không thể tùy tiện trong áp dụng. Các chương, điều sắp xếp rất hợp lý, thuận tiện cho việc tra cứu, thực hiện.(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.