Từ 1/7, buộc ghi âm, ghi hình khi lấy lời khai

Từ 1/7, hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở CQĐT phải được ghi âm, ghi hình (Trong ảnh: Lấy lời khai nghi phạm trong một vụ trọng án tại Hải Dương)
Từ 1/7, hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở CQĐT phải được ghi âm, ghi hình (Trong ảnh: Lấy lời khai nghi phạm trong một vụ trọng án tại Hải Dương)
(PLO) - Từ 1/7, quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. 

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh sẽ theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Minh bạch trong tố tụng

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 183 BLTTHS 2015, việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can không chỉ là hoạt động bắt buộc đối với CQĐT thuộc lực lượng công an.

Quy định này được áp dụng với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng nhằm giúp người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng tránh lạm dụng trong việc thực thi pháp luật; là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng chủ động thu thập chứng cứ, đấu tranh có hiệu quả đối với người có hành vi phạm tội.

Quy định bắt buộc này cũng nhằm bảo vệ người bị áp dụng biện pháp tố tụng thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, tránh những trường hợp ép cung, nhục hình, là nguyên nhân xảy ra tình trạng oan sai, bức cung, nhục hình trong tố tụng hình sự trong thời gian qua.

Thực tế, hoạt động ghi âm, ghi hình đã được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trước khi BLTTHS 2015 có hiệu lực thi hành. Trước đây, trong một số vụ án có dấu hiệu tội phạm có tổ chức, tội phạm thực hiện hành vi nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, nghi phạm có dấu hiệu phản cung…, CQĐT cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng khác đã thực hiện việc ghi âm, ghi hình để làm chứng cứ đấu tranh với người có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc ghi âm, ghi hình khi chưa được luật hóa này mới dừng lại ở việc củng cố chứng cứ của người có hành vi phạm tội để phục vụ việc xét xử trước tòa.

Mục đích của việc ghi âm, ghi hình có âm thanh được thể chế thành điều luật trong BLTTHS 2015 nhằm đảm bảo quyền con người, tôn trọng quyền con người, đảm bảo quyền của người được xét hỏi phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, cải tiến việc áp dụng pháp luật, đưa nền pháp luật Việt Nam hội nhập nền tư pháp quốc tế.

Việc ghi âm, ghi hình trong hoạt động xét hỏi còn nhằm minh bạch trong TTHS; từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt việc những người có hành vi vi phạm pháp luật kêu oan, tố cáo người tiến hành tố tụng, đặc biệt là người tiến hành tố tụng tại cơ quan điều tra có hành vi bức cung, dùng nhục hình, mớm cung làm sai lệch bản chất vụ án, dẫn đến oan sai cho người bị áp dụng biện pháp tố tụng.

Hội nhập những nền tư pháp tiên tiến

Tại các quốc gia có nền tư pháp tiên tiến như Cộng hòa Pháp, Hà Lan… đã áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ - ghi âm, ghi hình trong các buổi lấy cung đối với người có hành vi phạm tội.

Việc ghi âm, ghi hình đối với hoạt động hỏi cung tại cơ sở giam giữ, tại trụ sở CQĐT của những người tiến hành tố tụng, của cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra còn nhằm mục đích để người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa hoạt động lấy lời khai được công khai, để các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát hoạt động tố tụng khách quan, minh bạch, thể hiện nền tố tụng tiến bộ, văn minh. Người tiến hành tố tụng qua đó cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khách quan để ngăn chặn việc truy cứu oan sai trách nhiệm hình sự, củng cố niềm tin vào công lý của nhân dân.

Khoản 6 Điều 183 BLTTHS 2015 cũng quy định việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác – không phải nhà tạm giữ, tạm giam, không phải tại trụ sở CQĐT cũng phải được ghi âm, ghi hình khi người bị xét hỏi có yêu cầu, không chỉ đáp ứng nhu cầu hạn chế oan sai, lạm quyền của người tiền hành tố tụng. Các cuộc hỏi cung được ghi âm, ghi hình sẽ là chứng cứ của vụ án, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh hành vi phạm tội, xác định sự thật khách quan vụ án, phù hợp với tiến bộ pháp luật, yêu cầu điều tra hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sau này.

Yêu cầu phải ghi âm, ghi hình trong việc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra không chỉ thể hiện quyền dân chủ được mở rộng. Tài liệu ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can cũng là căn cứ có lợi cho chính cơ quan tiến hành tố tụng.

Trên cơ sở các băng ghi âm, ghi hình được thẩm tra, người có thẩm quyền ra các quyết định trong tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng không bị vu cáo trong quá trình hỏi cung; là cơ sở để người có thẩm quyền ra các quyết định điều tra, mở rộng vụ án trong những vụ án phức tạp, có nhiều người có hành vi phạm tội nhưng các bị can không nhận tội hoặc đổ lỗi cho nhau, bảo đảm tính khách quan, trung thực của CQĐT trong hoạt động phòng chống tội phạm. 

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.