Trường Đại học Luật cần tập trung mọi nguồn lực để phát huy vai trò đơn vị đi đầu trong đào tạo cán bộ pháp luật

(PLVN) -Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (10/11/1979 – 10/11/2019) và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất (lần 2). Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh.

Nhiều cựu sinh viên đã và đang toả sáng trên nhiều mặt trận

- Thưa Thứ trưởng, xin Thứ trưởng đánh giá về những kết quả mà Trường ĐH Luật Hà Nội đã đạt được trong 40 năm xây dựng, phát triển đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học pháp lý của đất nước?

Qua hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, sự cố gắng của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác đào tạo cán bộ pháp luật ở nước ta đã có nhiều tiến bộ quan trọng. Trong kết quả chung đó, có sự đóng góp quan trọng của Đại học Luật Hà Nội với bề dày 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành.

Trong bối cảnh đất nước ta tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế và triển khai cách mạng 4.0, trong mạng lưới gần 100 cơ sở đào tạo pháp luật trong cả nước, Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng là trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp lý, cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước, đặc biệt là cho các cơ quan tư pháp; là trung tâm nghiên  cứu, truyền bá khoa học pháp lý và cung cấp các sản phẩm pháp lý có uy tín trong khu vực. Bốn mươi năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên và tổ chức bộ máy; về tăng cường quy mô đào tạo; về nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học; về mở rộng hợp tác quốc tế và kết nối với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước; về hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập…

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cho rằng, những kết quả trong công tác đào tạo cán bộ pháp luật ở nước ta, có sự đóng góp quan trọng của Đại học Luật Hà Nội
 Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cho rằng, những kết quả trong công tác đào tạo cán bộ pháp luật ở nước ta, có sự đóng góp quan trọng của Đại học Luật Hà Nội

Cơ cấu, tổ chức, bộ máy của Trường tiếp tục được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hợp lý, có năng lực tự chủ; tăng cường quản trị tiên tiến hướng tới mục tiêu phát triển tự chủ và hoạt động hiệu quả. Số lượng và chất lượng giảng viên được tăng cường với đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ cấu giảng viên được xác định theo hướng tăng tỷ lệ giảng viên có trình độ cao, các nhà khoa học đầu ngành, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, có trình độ tiến sĩ.

Quy mô đào tạo của Trường từng bước được tăng cường, mở rộng; số lượng tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước, trong đó chú trọng đáp ứng nhu cầu xã hội với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân chất lượng cao, đào tạo thạc sĩ (theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng) và đào tạo Tiến sĩ. Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy đã có nhiều đổi mới; chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường được các nhà tuyển dụng tin cậy và đánh giá cao. Với sự ra đời của Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đăk Lăk vào ngày 09/3/2019, trường sẽ góp phần đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Đăk Lăk – trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng của khu vực và cả nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tặng hoa chúc mừng tập thể lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tặng hoa chúc mừng tập thể lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội 

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường đạt nhiều kết quả tích cực với đội ngũ giảng viên tham gia chủ trì hoặc cộng tác viên nhiều Đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường. Ngày càng nhiều các ấn phẩm khoa học của giảng viên được xuất bản ở nước ngoài thông qua nhiều hình thức hoạt động. Cán bộ, giảng viên của Trường đã tích cực tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án Luật do Bộ chủ trì.

Công tác hợp tác quốc tế của Trường ngày càng được thiết lập rộng rãi và đa dạng hóa với gần 40 cơ sở đào tạo, nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới. Ngoài sinh viên quốc tế được tiếp nhận theo diện Hiệp định của Chính phủ, Trường còn thu hút được sinh viên đến từ Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ theo học các chương trình dài hạn, ngắn hạn bằng con đường tự túc kinh phí. Bên cạnh đó, Trường rất tích cực hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho các nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Với các cơ sở đào tạo luật trong nước, Trường luôn nỗ lực duy trì kết nối và chia sẻ kinh nghiệm, xứng đáng với uy tín được bầu là Trưởng ban điều hành mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam ngay từ nhiệm kì đầu tiên.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại luôn được Nhà trường tập trung đầu tư, phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Ngoài Phân hiệu  mới được thành lập tại Đăk Lăk kế thừa cơ sở vật chất của Trường Trung cấp Luật Buôn ma Thuột, Trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan đang tích cực triển khai thực hiện Dự án đầu tư cơ sở 2 tại Bắc Ninh với diện tích 27 ha. Thư viện Trường được đánh giá là một trong những thư viện luật hàng đầu ở Việt Nam với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, cách thức tổ chức và quản lý linh hoạt, thân thiện với người sử dụng.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh tặng quà cho các sinh viên
 Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh tặng quà cho các sinh viên

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đẩy mạnh đóng góp cho cộng đồng thông qua nhiều phong trào hiến máu nhân đạo, hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, các chương trình thiện nguyện của giáo viên và sinh viên giúp đỡ về vật chất, xây nhà tình nghĩa, tư vấn pháp luật miễn phí và trang bị kiến thức cho nhân dân ở vùng sâu, vùng khó khăn.

Trong số 122.000 sinh viên, học viên Trường đã đào tạo cho đất nước trong 40 năm qua ở các bậc, hệ đào tạo khác nhau, nhiều người đã và đang giữ các vị trí quan trọng tại các cơ quan của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Toà án tối cao, Viện kiểm sát tối cao; các cơ quan chính quyền địa phương, các công ty luật, trong đó có nhiều hãng luật quốc tế lớn; các tập đoàn kinh tế quan trọng, các tổ chức trong nước, quốc tế... Riêng trong số đại biểu Quốc hội khoá XIV hiện nay đã có tới 70 đại biểu là cựu sinh viên của Trường Đại học Luật Hà Nội. Sinh viên tốt nghiệp và trưởng thành từ mái trường Đại học Luật Hà Nội đã và đang toả sáng trên nhiều mặt trận khác nhau, một phần từ những yếu tố làm nên giá trị cốt lõi mà họ được tạo dựng từ những năm tháng học tại Trường đại học Luật Hà Nội.

Tiên phong trong phát triển thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật

-Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật như Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng pháp luật cao phục vụ hội nhập quốc tế, tới đây Trường cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ nào?

Theo tôi, thời gian tới, bên cạnh việc giữ vững và phát huy thành tựu 40 năm của Đại học Luật Hà Nội, tập trung nguồn lực phát triển thành Trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật như đã xác định trong Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Trường cần đặt ra sứ mệnh, mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo có vị thế cả trong khu vực Đông Nam Châu Á. Để đạt được điều này, Trường cần xác định một số định hướng chính như sau:

Trước tiên, trường phải hoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, xác định tầm nhìn đến năm 2030, dựa trên nền tảng của việc thực thi Hiến pháp 2013, Luật Giáo dục đại học 2018. Trường cần tiếp tục khẳng định và giữ vai trò tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học pháp lý; hình thành trường phái nghiên cứu khoa học pháp lý với những thế mạnh sẵn có của Trường; chủ động, tích cực, phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo khác để triển khai các công trình khoa học pháp lý cơ bản, nghiên cứu vượt trước làm tiền đề cho việc xây dựng và hoạt định chính sách, chiến lược lớn. Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng các nghiên cứu phục vụ công tác xây dựng, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp ở nước ta; tăng cường các công trình nghiên cứu, công bố quốc tế nhằm chia sẻ, truyền bá kết quả phát triển khoa học pháp lý trong nước; đẩy mạnh nghiên cứu pháp lý phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia, thực hiện các cam kết quốc tế, hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đó, Trường phải tập trung phát huy tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học của Trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng dạy, gia tăng số lượng giảng viên cùng với việc tăng cường khả năng hội nhập bằng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tham gia hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, hoạt động tư vấn và thực hành nghề luật; thực hiện đa dạng các nguồn tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài; có cơ chế thu hút những người có trình độ lý luận và thực tiễn từ các cơ sở đào tạo khác, từ các Viện nghiên cứu và những nguồi đang làm công tác thực tiễn làm giảng viên.

Song song với đó, cần tập trung xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tạo ra sự đột phá trong công tác đào tạo của Trường. Nghiên cứu mở một số ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội; mở rộng đối tượng được đào tạo song ngành cho sinh viên của Trường và các cơ sở giáo dục đại học khác; phối hợp với Học viện Tư pháp xây dựng chương trình cử nhân luật ứng dụng; tăng cường kỹ năng thực hành nghề; chú trọng việc dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên, ưu tiên đào tạo tiếng Anh pháp lý, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được ngay các yêu cầu của công việc; có khả năng độc lập, sáng tạo và không ngừng tìm tòi, phát triển tri thức bản thân, tăng cường kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn, hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn của công dân toàn cầu, làm việc được trong môi trường quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập; phấn đấu đạt tỷ lệ 80% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm và đáp ứng ngay được với thị trường việc làm trong lĩnh vực pháp luật vốn có yêu cầu rất cao.

Rà soát, cập nhật kiến thức mới và hoàn thiện hệ thống giáo trình hiện có, chuẩn hóa nội dung và sự tương thích giữa giáo trình của các môn học. Tổ chức biên soạn giáo trình bằng tiếng Anh, tiếp tục số hóa giáo trình hiện có, xây dựng hệ thống giáo trình và nguồn học liệu điện tử, ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật các nước ASEAN và hệ thống pháp luật phục vụ nhu cầu hội nhập quốc tế, hình thành liên minh thư viện với các cơ quan thông tin, thư viện thuộc khối nội chính và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thực hành luật uy tín trên thế giới để khai thác tối đa nguồn học liệu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Đa dạng các hoạt động hợp tác quốc tế, đổi mới cơ chế hợp tác theo hướng tích cực, chủ động, tự chủ và bình đẳng ;thực hiện có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả các thỏa thuận quốc tế đã ký kếtrvới các đối tác nước ngoài; ưu tiên mở rộng hợp tác với các cơ sở đào luật luật có danh tiếng của các nền giáo dục phát triển trên thế giới, tranh thủ cơ hội để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 

-Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trường, Thứ trưởng có điều gì nhắn gửi  đến các giáo viên, học sinh Trường? 

Trước tiên, thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp, tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất đến tập thể công chức, viên chức, người lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội nhân dịp sinh nhật lần thứ 40 của Nhà trường. Chúc mừng những thành quả mà các thầy giáo, cô giáo đã đạt được, góp phần quan trọng cho sự nghiệp “trồng người” trong lĩnh vực pháp luật, tư pháp và vinh dự được Đảng, Nhà nước tăng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.

Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế với mục tiêu xây dựng xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013; các Nghị quyết của Đảng mà đặc biệt là Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tiếp tục đặt ra cho công tác đào tạo cán bộ pháp luật của Bộ những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề trong việc đẩy mạnh đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả hoạt động. Trong tinh thần đó, tôi mong rằng thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được, các thầy giáo, cô giáo và toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Đại học Luật Hà Nội tiếp tục đoàn kết một lòng, phát huy những thành quả đã đạt được, thực hiện quyết liệt các giải pháp mang tính đột phá, nỗ lực, sáng tạo hơn nữa trong công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học để góp phần thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp và hoàn thành tốt trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực pháp luật phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức và người lao động đang giảng dạy, công tác, làm việc tại Đại học Luật Hà Nội nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công mới.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.