Tăng cường quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Nhằm tiếp tục đưa các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 đi vào cuộc sống, mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP về một số hoạt động nghiệp vụ TGPL và quản lý chất lượng vụ việc TGPL (Thông tư). Thông tư này gồm 4 chương, 19 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 12/10/2018 và thay thế, bãi bỏ nhiều điều khoản trong một số thông tư liên quan.

Phải tập huấn tối thiểu 8h/năm

Thông tư đã quy định thời gian tham gia tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc của trợ giúp viên pháp lý tối thiểu là 8 giờ/năm. Các nội dung tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc cho trợ giúp viên pháp lý bao gồm kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực hiện TGPL; các kỹ năng thực hiện TGPL; quy tắc nghề nghiệp TGPL.

Đây vừa là nghĩa vụ, đồng thời vừa là quyền của trợ giúp viên pháp lý, tạo thuận lợi, linh hoạt để họ tự lựa chọn việc tham gia các lớp tập huấn phù hợp nhu cầu của bản thân bổ sung kiến thức, kỹ năng hành nghề cần thiết, nâng cao trình độ, cung cấp dịch vụ TGPL ngày càng có chất lượng hơn nữa cho người được TGPL.

Các trường hợp tiến hành thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật TGPL được Thông tư hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, Thông tư quy định thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu trong trường hợp thụ lý ngay tương ứng thời hạn tối đa vụ việc diễn ra và người thực hiện TGPL cũng thực hiện các bước về thủ tục, hạn chế tình trạng vụ việc đã được người thực hiện TGPL làm xong nhưng phát hiện ra người thụ hưởng không thuộc đối tượng được TGPL (thời gian bổ sung giấy tờ chứng minh là người được TGPL là 5 ngày làm việc).

Tuy nhiên, để bảo đảm tối đa quyền lợi của người được TGPL ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các trường hợp bất khả kháng, Thông tư có quy định ngoại lệ về thời gian bổ sung giấy tờ, tài liệu của người được TGPL dài hơn so với thời hạn tối đa (10 ngày làm việc). Trường hợp người yêu cầu TGPL không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL trong thời hạn quy định nêu trên thì vụ việc TGPL không được tiếp tục thực hiện.

Nhiều quy định giúp “quản” chất lượng

Cụ thể, về hồ sơ vụ việc TGPL, việc hướng dẫn hồ sơ vụ việc theo hướng bám sát quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật TGPL, bảo đảm quy định hồ sơ vụ việc TGPL là công cụ để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL và thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc để các địa phương tiết kiệm thời gian, tập trung thực hiện vụ việc, thuận lợi cho việc theo dõi, tra cứu.

Thông tư đã hướng dẫn cụ thể hồ sơ vụ việc TGPL theo từng hình thức TGPL và quy định trách nhiệm của tổ chức thực hiện TGPL, chi nhánh tạo hồ sơ và người thực hiện TGPL cập nhật lên phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động TGPL để theo dõi, tra cứu. 

Để nâng cao chất lượng, đồng thời là căn cứ để đề xuất chi trả mức bồi dưỡng, thù lao vụ việc TGPL, Thông tư quy định việc thẩm định về tính hợp lý của thời gian thực hiện vụ việc TGPL, giao thẩm quyền cho lãnh đạo tổ chức thực hiện TGPL hoặc Trưởng Chi nhánh của Trung tâm (nếu được giao) phân công việc thẩm định.

Đồng thời, Thông tư quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện TGPL tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người được TGPL hoặc người thân thích của họ về thái độ, trách nhiệm, chuyên môn của người thực hiện TGPL và mức độ hài lòng đối với vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng. Ngoài ra, đối với tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, Thông tư chia thành các nội dung cụ thể với số điểm tương ứng vừa phản ánh thái độ, ứng xử vừa thể hiện trình độ của người thực hiện TGPL trong quá trình thực hiện vụ việc.

Xác định quản lý chất lượng vụ việc TGPL là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL theo mục tiêu của Luật TGPL năm 2017 đề ra, Thông tư quy định những nội dung về thẩm quyền thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, về tiêu chí và xếp loại đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.

Đối với thẩm định chất lượng vụ việc TGPL, đây là hoạt động mang tính nội bộ của tổ chức thực hiện TGPL và được giao cho tổ chức thực hiện TGPL chủ động thực hiện đối với tất cả các vụ việc để có giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng vụ việc TGPL. Cơ quan quản lý nhà nước về TGPL có trách nhiệm quản lý và tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng (Cục TGPL và Sở Tư pháp) nhằm bảo đảm tính khách quan, độc lập trong hoạt động đánh giá.

Việc đánh giá chất lượng vụ việc TGPL được thực hiện đối với vụ tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng theo tỷ lệ nhất định do cơ quan có thẩm quyền đánh giá xác định bảo đảm người thực hiện TGPL đều có vụ việc được đánh giá. 

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.