Sẽ có Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức công chứng viên

Công chứng là một nghề đặc thù, công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng...
Công chứng là một nghề đặc thù, công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng...
(PLO) - Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức công chứng viên nhằm đưa ra được các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng nhất cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp được đánh giá là rất quan trọng này. 
Ngày càng tăng về số lượng và chất lượng
Theo thống kê của Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, sau hơn 7 năm thực hiện Luật Công chứng 2006, đội ngũ công chứng viên đang hành nghề tăng từ 393 lên 1.573 người (tăng 4 lần). Các tổ chức hành nghề công chứng (gồm các Phòng công chứng và Văn phòng công chứng) phát triển mạnh mẽ (tăng gần 9,5 lần, từ 84 lên 797 tổ chức), số lượng Phòng công chứng là 143 Phòng với khoảng 465 công chứng viên, trong đó có khoảng 320 công chứng viên là viên chức. 
Đội ngũ công chứng viên không những tăng về số lượng mà chất lượng, tính chuyên nghiệp, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đạo đức hành nghề công chứng được nâng cao rõ rệt. Về cơ bản, đội ngũ công chứng viên đã đáp ứng được nhu cầu công chứng ngày càng cao của nhân dân, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, khẳng định được vị trí, vai trò của hoạt động công chứng trong đời sống xã hội. 
Tuy nhiên, hiện nay ngoài Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với chấp hành viên, công chứng viên, thẩm tra viên và thư ký thi hành án, quy định công chứng viên được hưởng 15% phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức công chứng viên. 
Nghề đặc thù, cần tiêu chuẩn đặc thù
Bộ Tư pháp khẳng định, công chứng là một nghề đặc thù, công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng, thậm chí đến suốt đời về văn bản công chứng. Công chứng viên được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, thay mặt Nhà nước trong hoạt động hành nghề của mình. 
Với tính chất là một nghề đặc thù như vậy, Dự thảo Thông tư quy định viên chức công chứng viên được phân loại thành ba hạng chức danh nghề nghiệp với cấp độ từ cao xuống thấp, gồm: viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng II và viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng III. Mỗi hạng lại được quy định rất nhiều tiêu chuẩn cụ thể. 
Chẳng hạn, đối với viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, được xem là những công chứng viên “cao cấp”, thì ngoài nhiệm vụ chính theo Luật Công chứng, còn có nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, chương trình, sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động công chứng; đề xuất hướng giải quyết các hợp đồng, giao dịch và các nhiệm vụ có tính chất phức tạp; hướng dẫn viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng II và hạng III nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề công chứng; chủ trì hoặc tham gia xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và giảng dạy nghề công chứng, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ công chứng; chủ động, tích cực nghiên cứu, phát hiện kịp thời và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về công chứng; tham gia xây dựng thể chế, chính sách phát triển nghề công chứng, tích cực đóng góp cho sự phát triển của nghề công chứng... 
Về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, Dự thảo Thông tư quy định viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải thực hiện nghiêm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; thực hiện nghiêm nội quy, quy chế của Phòng công chứng nơi mình làm việc và điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên; không vi phạm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên và những việc viên chức không được làm.  
Về tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng, Dự thảo Thông tư quy định viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng I phải có bằng cử nhân luật, có ít nhất 05 năm giữ chức danh nghề nghiệp hạng II, có chứng chỉ bồi dưỡng về chức danh nghề nghiệp hạng I theo nội dung, chương trình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, có ngoại ngữ trình độ C hoặc tương đương trở lên và sử dụng thành thạo tin học văn phòng. 
Về tiêu chuẩn viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng II, Dự thảo Thông tư quy định có sự phân biệt rõ so với tiêu chuẩn viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng I. Ngoài những nhiệm vụ chính theo Luật Công chứng, viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng II có nhiệm vụ hướng dẫn viên chức công chứng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng III nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề công chứng; tham gia giảng dạy, bồi dưỡng kỹ năng hành nghề, kiến thức nghề công chứng... 
Bộ Tư pháp nhận định việc xây dựng Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức công chứng viên là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.