Rất cần những linh động, sáng tạo trong mô hình tổ chức pháp chế

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Những năm qua, với sự tham mưu của tổ chức pháp chế, công tác pháp chế tại các bộ, ngành, địa phương bước đầu đạt được những kết quả nhất định và có những chuyển biến tích cực.

Nhưng trong bối cảnh phải thực hiện chủ trương tinh giản biên chế hiện nay, rất cần những linh động, sáng tạo trong mô hình tổ chức để vẫn đảm bảo được hiệu quả công tác pháp chế.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, vai trò chỉ đạo tổ chức pháp chế của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương ngày càng được tăng cường. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã có chỉ thị, kế hoạch nhằm triển khai và tăng cường công tác pháp chế; chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi về biên chế, cơ sở vật chất.

Các ngành, các cấp cũng đã quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn; chỉ đạo việc phối hợp giữa các đơn vị với các tổ chức pháp chế trực thuộc bộ, ngành; ý thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác này.

Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay tổng số người làm công tác pháp chế trên toàn quốc là 8.556 người (tăng 356,5% so với thời điểm trước khi ban hành Nghị định 55/2011/NĐ-CP). Trong đó, có 2.754 người làm công tác pháp chế chuyên trách, có 5.802 người làm công tác pháp chế kiêm nhiệm.

Ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, có 4.377 người làm công tác pháp chế, trong đó có 1.455 người được bố trí làm chuyên trách, 2.922 người kiêm nhiệm. Ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có 2.138 người làm công tác pháp chế, trong đó có 593 chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm.

Về cơ bản, trình độ của đội ngũ người làm công tác pháp chế ở bộ, ngành đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhưng tại một số bộ, ngành có tính chuyên ngành, đặc thù thì chất lượng đội ngũ người làm công tác pháp chế còn không ít hạn chế. Người làm công tác pháp chế chưa có trình độ đại học luật vẫn còn chiếm số lượng tương đối lớn. Nhiều nơi, công tác pháp chế chưa được coi trọng, dẫn đến sự phối hợp với các đơn vị trong quá trình triển khai các nghiệp vụ pháp chế vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa đi vào bản chất, hiệu quả chưa cao.

Khó khăn hơn cả là việc thành lập và củng cố, kiện toàn các tổ chức pháp chế ở các địa phương còn rất hạn chế. Một loạt các phòng pháp chế đã được thành lập trước đây bị giải thể. Hầu hết các cán bộ pháp chế đang được bố trí tại văn phòng các sở, ngành và làm công tác kiêm nhiệm. 

Đơn cử, tại TP Hải Phòng, từ 7 Sở thành lập được Phòng Pháp chế, đến nay chỉ còn 3 Sở duy trì được Phòng Pháp chế. Đó là Phòng Cải cách hành chính và Pháp chế tại Sở Nội vụ, Phòng Tổ chức – Pháp chế tại Sở Văn hóa và Thể thao, Phòng Pháp chế tại Sở Công Thương. Tại các cơ quan khác, Phòng Pháp chế được chuyển nhiệm vụ vào Thanh tra (như Sở Ngoại vụ) hoặc về Văn phòng Sở (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế…).

Mặc dù theo đề án vị trí việc làm của các Sở, cán bộ pháp chế đều được xác định là cán bộ chuyên trách, song thực tế, đa phần họ đều phải hoạt động kiêm nhiệm, thậm chí việc thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến công tác pháp chế chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hải Phòng Nguyễn Thị Tịnh thừa nhận, tình trạng này dẫn đến chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực, các nhiệm vụ liên quan đến công tác pháp chế không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chất lượng và hiệu quả không cao.

Bà Tịnh nhấn mạnh, với yêu cầu kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hiện nay, việc tiếp tục duy trì phòng pháp chế riêng trong cơ cấu tổ chức của các sở là rất khó khăn. Do đó, mô hình phòng pháp chế được thành lập có thể linh động kết hợp với một số lĩnh vực chuyên môn khác của các sở cần được nghiên cứu xem xét nhưng kết hợp như thế nào thì các bộ, ngành cần hướng dẫn cụ thể để các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh thực hiện thống nhất. 

Không những thế, vì không còn tổ chức phòng pháp chế tại các sở mà vẫn giao nhiệm vụ chủ trì một số lĩnh vực công tác như rà soát, hệ thống hóa văn bản; theo dõi tình hình thi hành pháp luật… thì sẽ không hiệu quả. Trước yêu cầu công việc, theo bà Tịnh, cần mạnh dạn chuyển giao nhiệm vụ đối với cơ quan tư pháp và đây sẽ là căn cứ để bổ sung biên chế chuyên trách đối với các cơ quan tư pháp.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.