Phải có "giấy phép" mới được kết hôn có yếu tố nước ngoài?

Sau loạt bài phản ánh thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thất – Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp về những giải pháp hạn chế những bi kịch kiểu này trong thời gian tới.

[links()]Sau loạt bài phản ánh thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thất – Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp về những giải pháp hạn chế những bi kịch kiểu này trong thời gian tới. Ông Thất cho biết:

- Qua theo dõi chúng tôi thấy trong đăng ký kết hôn (ĐKKH) có yếu tố nước ngoài thì bất cập chủ yếu xảy ra giữa phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam giới Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, để lại nhiều hậu quả rất đau lòng như hàng loạt vụ việc vừa qua tại Hàn Quốc. Trong những năm qua, áp dụng Nghị định 69 sửa đổi, bổ sung Nghị định 68, việc ĐKKH ở trong nước nói chung là rất chặt chẽ, loại bỏ nhiều trường hợp kết hôn không lành mạnh, không phù hợp với phong tục tập quán…

Phải có "giấy phép" mới được kết hôn có yếu tố nước ngoài? ảnh 1
 

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là khi mình thắt chặt thủ tục ĐKKH ở trong nước thì đương sự chuyển sang ĐKKH ở nước ngoài. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, thủ tục rất đơn giản là phụ nữ Việt Nam chỉ cần gửi giấy tờ tùy thân sang Hàn Quốc để người đàn ông ĐKKH vắng mặt, trong khi chưa hiểu biết gì về chồng, nhân thân của người chồng, hoàn cảnh gia đình nhà chồng, càng không biết gì về pháp luật, phong tục tập quán, văn hóa của đất nước người chồng tương lai sinh sống.

Phỏng vấn – chuyển sang tiền kiểm

- Dư luận cho rằng mặc dù đã siết chặt thủ tục ĐKKH trong nước nhưng khâu phỏng vấn lại rất lỏng lẻo, đúng không thưa ông?

- Về thủ tục phỏng vấn, quy định pháp luật không hề bất cập mà bất cập do trình độ của cán bộ làm công tác hộ tịch, nhất là ở địa phương. Việc phỏng vấn hiện vẫn được hầu hết các nước áp dụng, không chỉ hộ tịch, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác. Cán bộ phỏng vấn của họ có quyền đề xuất cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết hay không. Và một điều quan trọng là trong trường hợp không đồng ý giải quyết cũng không bắt buộc cán bộ phỏng vấn phải trả lời nguyên nhân cho đương sự sau phỏng vấn. Tất nhiên, các nước có điều kiện, cán bộ có trình độ, thi hành công vụ một cách nghiêm túc, không hạch sách này khác, đồng lương, chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Theo tôi, việc phỏng vấn là cần thiết nhưng để thực hiện nó thì đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, phải công tâm, vô tư, khách quan… Nếu cán bộ không có trình độ dẫn đến máy móc, hỏi mà không biết mục đích, không biết đương sự trả lời đúng hay sai vì phỏng vấn người nước ngoài phải thông qua phiên dịch; nếu không công tâm dễ dẫn đến tiêu cực. Nhiều địa phương yêu cầu Bộ hướng dẫn nội dung, câu hỏi phỏng vấn, thậm chí có đáp án nhưng điều đó là không tưởng, cứng nhắc.

- Theo ông phải sửa đổi như thế nào?

- Việc phỏng vấn vẫn phải áp dụng vì phù hợp với xu thế chung, hơn nữa chỉ căn cứ trên giấy tờ thì không thể đánh giá được một cách thực sự quan hệ hôn nhân thực tế. Nhưng đối với trường hợp ĐKKH ở Hàn Quốc mà một bên vắng mặt như tôi vừa nêu trên thì quy định hiện tại là sau khi ĐKKH tại Hàn Quốc, đương sự chuyển giấy tờ về Việt Nam để trong nước làm thủ tục phỏng vấn rồi mới công nhận, ghi chú. Như vậy là làm sau, là hậu kiểm. Gặp trường hợp không công nhận sẽ dẫn đến những điểm bất hợp lý về mặt đối ngoại, về tình trạng pháp lý của người phụ nữ.

Vì thế, dự kiến sẽ chuyển phỏng vấn lên trước, tức là trước khi công dân Việt Nam ở trong nước muốn ĐKKH với người nước ngoài, cụ thể như Hàn Quốc thì phải làm thủ tục phỏng vấn tại Việt Nam, được đánh giá là cuộc hôn nhân hoàn toàn lành mạnh, hợp pháp rồi Sở Tư pháp mới cấp giấy xác nhận chuyển sang nước ngoài.

- Việc cấp giấy xác nhận này có “đẻ” thêm thủ tục nào nữa không?

-  Đây chỉ là chuyển thủ tục phỏng vấn sau lên trước, từ hậu kiểm sang tiền kiểm, chứ hoàn toàn không thêm bớt một thủ tục nào cả!

Sẽ quy định mức phí rõ ràng

- Đặt ra thủ tục, xác định được thủ tục là đúng thì chúng ta phải tổ chức thực hiện. Nhưng chung quy vẫn lại quay về câu chuyện kinh phí?

-  Đúng vậy! Muốn thực hiện tốt thủ tục, đòi hỏi chúng ta đầu tư cán bộ thực hiện, thiếu phải bổ sung, yếu phải đào tạo, bồi dưỡng và đầu tư điều kiện, phương tiện làm việc. Tuy nhiên, tôi cho rằng có những lĩnh vực Nhà nước có trách nhiệm thực hiện cho dân (không thu tiền), song có lĩnh vực như kết hôn chẳng hạn thì Nhà nước phải thu tiền, Nhà nước không thể đầu tư bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí… để “kết duyên” cho cá nhân (thuộc về dân sự) mà không thu bất cứ một khoản nào.

- Mức phí giải quyết ĐKKH có yếu tố nước ngoài ở mỗi tỉnh hiện nay là khác nhau. Nên chăng cần có hướng dẫn thống nhất từ Trung ương?

- Đúng là địa phương phản ánh rất nhiều về vấn đề này nên tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Tài chính để thống nhất quan điểm. Theo đó, sẽ nghiên cứu xây dựng chế độ tài chính rõ ràng, cụ thể là được thu khoản gì, bao nhiêu là phù hợp, ai đóng…

Tránh chuyện “nông dân trở thành giám đốc nông trường”

- Đấy chỉ là cải cách về thủ tục nhưng điều quan trọng hơn là đã có giải pháp nào được tính toán để những việc đau lòng không còn xảy ra, thưa ông?

-  Trong quá trình sửa đổi Nghị định 68, Nghị định 69, chúng tôi thấy rằng bước vào cuộc sống hôn nhân thì về phía phụ nữ Việt Nam (kể cả nam giới nước ngoài) phải được tư vấn đầy đủ, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật hôn nhân gia đình, phong tục tập quán, văn hóa của nước mà người chồng tương lai của mình sinh sống, tránh tình trạng anh chồng là nông dân nhưng sang Việt Nam được giới thiệu là giám đốc nông trường.

Cụ thể là củng cố các trung tâm tư vấn và hỗ trợ kết hôn của Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành hiện đang hoạt động èo uột, trao cho các trung tâm một địa vị pháp lý, thẩm quyền rõ ràng hơn. Dự kiến, sẽ yêu cầu tất cả các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài đều phải qua Trung tâm này. Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ sẽ tạo được bước chuyển mình mạnh mẽ, người phụ nữ không còn rơi vào tình trạng “nhắm mắt kết hôn”.

- Theo ông, liệu ngành Tư pháp sẽ “gánh vác” được tới đâu?

- Sửa đổi Nghị định 68 và 69 hay xây dựng Luật Hộ tịch mà chúng tôi được giao chủ trì rõ ràng chỉ là “phần ngọn” của vấn đề. Trong khi cái gốc là những vấn đề xã hội khác như công ăn việc làm, được học hành, có thu nhập, nhất là các cô gái ở đồng bằng sông Cửu Long, nếu cuộc sống không quá khó khăn chắc họ đâu cần xuất ngoại để đổi đời. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của các Bộ ngành liên quan, các cấp chính quyền…

- Xin cảm ơn ông!

Hoàng Thư (thực hiện)

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.