Phải có chế tài nghiêm khắc nếu để xảy ra tình trạng bầu hộ, bầu thay

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo
(PLO) - Tới đây, người dân cả nước sẽ có cơ hội thực hiện một trong những quyền và nghĩa vụ quan trọng của mình khi tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp diễn ra trong năm 2016. Vấn đề được dư luận quan tâm là làm thế nào hạn chế hoặc chấm dứt được tình trạng bầu hộ, bầu thay đang diễn ra trên thực tế. 
Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo cũng rất trăn trở về thực trạng này. Ông Thảo cho biết:
- Bầu cử là quyền chính trị rất quan trọng của người dân để thực hiện quyền lực nhà nước của mình. Bầu cử cũng đồng thời là nghĩa vụ, tức là người dân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động của Nhà nước. Bầu cử là quyền thì người dân phải thực hiện, nhưng để người dân thực hiện, công việc hàng đầu là công tác tuyên truyển phổ biến giáo dục pháp luật phải được các cơ quan chức năng quan tâm, làm sao để người dân hiểu, tự giác thực hiện quyền đó chứ mình không thể áp đặt. 
Muốn làm được điều đó, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền. Mục đích đi bầu cử là lựa chọn đúng người, song người dân có biết hết ứng viên đâu mà chọn. Đó là trách nhiệm của công tác tuyên truyền. Phải nghiêm từ tổ chức bầu cử cao nhất đến tổ bầu cử, đơn vị bỏ phiếu thì mới tránh được chuyện hình thức, bệnh thành tích; tuyệt đối không chấp nhận bầu hộ, bầu thay, lên danh sách rồi thì phải đích thân người ấy đi bầu. 
Vậy theo ông, phải có những giải pháp gì để giảm tình trạng bầu hộ, bầu thay?
- Trước hết phải tự giác. Chúng ta nhiều khi không tự giác, mắc bệnh thành tích, đòi hỏi phải có cơ chế giám sát. Nếu phát hiện ra có bầu hộ, bầu thay thì ngoài việc không được thành tích còn phải phạt hành chính. 
Ngoài Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì Quốc hội cũng sắp thông qua Luật Trưng cầu ý dân. Quy trình của trưng cầu ý dân giống hệt như bầu cử, và dự kiến quy định chỉ cần quá 50% cử tri trong danh sách đi tham gia bỏ phiếu là hợp lệ, ý kiến theo phương án nào có trên 50% là được rồi. Trong bầu cử cũng vậy, đừng đặt ra cái gì cũng phải 100%, quá 2/3, như thế sẽ thực chất hơn, tránh hình thức.
Trong các giải pháp hạn chế bầu hộ, bầu thay, ông cho rằng chủ yếu sẽ là nâng cao hiểu biết của người dân hay tăng tính trách nhiệm của cán bộ làm công tác bầu cử, tăng mạnh chế tài? Để xảy ra tình trạng bầu hộ, bầu thay, trách nhiệm giám sát thuộc về cơ quan nào?
- Ở đây là cả hai. Đối với người dân phải tuyên truyền, vận động họ để họ hiểu đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của bầu cử, quyền của họ khi tham gia bầu cử và cung cấp đầy đủ thông tin cho họ để họ lựa chọn. Đối với tổ chức thì phải xử lý nghiêm, phải có chế tài. Để hạn chế tình trạng bầu hộ, bầu thay cũng cần nghiên cứu ban hành nghị định hướng dẫn, trong đó quy định cụ thể về chế tài.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng đang có thực tế người dân đi bỏ phiếu bầu trưởng thôn còn hào hứng hơn khi đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Phải chăng cần có cách để các đại biểu gần dân hơn?
- Đúng là có chuyện như vậy, thực ra người nào sát dân, liên quan đến “cơm áo gạo tiền” hàng ngày thì dân sẽ quan tâm hơn. Để khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi khi tiếp xúc cử tri, các ứng viên phải gần gũi dân hơn. Vấn đề đặt ra là chương trình hành động phải tương ứng với lợi ích của dân, như dân đang cần sổ đỏ, đất đai và những ứng viên cam kết hành động thì người dân sẽ trực tiếp, quyết tâm đi bầu cho những ứng viên ấy.
Như ông nói, việc này như kiểu vận động bầu cử. Việt Nam có nên xây dựng mô hình tương tự phương Tây là tự bỏ tiền ra để vận động? 
- Ở các nước là vận động tranh cử, ở nước ta thì không phải là vận động tranh cử, chỉ là bầu cử thôi. Ở nước ngoài, người ứng cử kêu gọi bầu cử cho mình, chỉ ra cái xấu của đối phương, ở mình không làm như thế. Quan trọng là sự bình đẳng của các ứng viên, trong điều kiện văn hóa của Việt Nam chưa cho phép thực hiện tranh cử, nếu không thì người có thế mạnh, có chức quyền trúng là chắc rồi, những ứng viên không có tiền, không có điều kiện sẽ nắm phần thua. Công tác bầu cử cơ bản vẫn làm tốt suốt 70 năm qua, có điều cần cải thiện hơn nữa. Trong khâu thông tin, tuyên truyền giới thiệu về các ứng viên cũng cần tốt hơn, giới thiệu rõ hơn để dân hiểu cụ thể về từng ứng viên.
Nhiều người phản ánh là “đại biểu hứa nhiều nhưng thất hứa cũng thật nhiều”. Có phải do chúng ta thiếu cơ chế giám sát, thiếu chế tài? 
- Cơ chế hiện nay quy định mỗi năm ít nhất một lần, đại biểu phải báo cáo trước cử tri nơi bầu ra mình về việc trong một năm qua đã làm được gì theo chương trình đã hứa trước đây. Từng đoàn đại biểu Quốc hội cũng đánh giá, sơ kết hàng năm, chấm điểm từng đại biểu tốt hay không tốt. Chế tài cao nhất không phải phạt tù, phạt tiền mà là ở chỗ lần sau có được tín nhiệm hay không. Như bản thân tôi mỗi lần tiếp xúc cử tri, người dân đến rất đông vì họ theo dõi biết đã giúp dân giải quyết nhiều vụ khiếu nại, thắc mắc, có vụ người dân đi khiếu nại hàng chục lần rồi đến mình đã chuyển đúng chỗ, đúng nơi, giám sát để họ được giải quyết thì họ đến với mình thôi. Đó như là một đánh giá, một phần thưởng, nếu như mình tái cử thì chắc chắn người dân sẽ ủng hộ, còn không làm được, người dân sẽ có thái độ ngay.
Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.