Nhiều lĩnh vực 'nóng' được chọn để theo dõi thi hành pháp luật

Toàn cảnh tọa đàm về thi hành pháp luật.
Toàn cảnh tọa đàm về thi hành pháp luật.
(PLO) - Hôm qua (22/3), trong khuôn khổ Dự án JICA, Bộ Tư pháp tổ chức tọa đàm hoàn thiện cơ chế tổ chức theo dõi thi hành pháp luật (THPL) ở Việt Nam. Qua thực tiễn triển khai, các đại biểu nhất trí rằng ngoài lĩnh vực trọng tâm, liên ngành mà Bộ Tư pháp lựa chọn, nhiều bộ, ngành, địa phương đã lựa chọn các lĩnh vực “nóng”, liên quan trực tiếp đến phạm vi quản lý nhà nước được giao để tổ chức theo dõi tình hình thi hành.

Chất lượng theo dõi THPL được nâng cao

Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL Hồ Quang Huy cho biết, với trách nhiệm được giao, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch cho việc hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi THPL nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, ngoài lĩnh vực trọng tâm, liên ngành mà Bộ Tư pháp lựa chọn, nhiều bộ, ngành, địa phương đã lựa chọn các lĩnh vực “nóng”, liên quan trực tiếp đến phạm vi quản lý nhà nước được giao để thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình THPL (đơn cử năm 2018, UBND TP Hà Nội chọn lĩnh vực trọng tâm theo dõi là pháp luật về phòng cháy, chữa cháy).

Về phần mình, Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL… Nhờ vậy, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, tổ chức triển khai nhiệm vụ theo dõi THPL.

Cục trưởng Đặng Thanh Sơn cũng nhận định, công tác theo dõi THPL những năm qua và nhất là năm 2017 đã được triển khai bài bản hơn, có nhiều đổi mới, bước đầu đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, ông Sơn thẳng thắn nhìn nhận một số khó khăn, vướng mắc, bất cập của công tác theo dõi THPL thời gian qua vẫn còn như thể chế về theo dõi THPL còn thiếu, hiệu lực của văn bản chưa cao; phản ứng chính sách thông qua hoạt động theo dõi THPL vẫn chậm; chưa có bộ công cụ hoàn chỉnh giúp cho việc theo dõi đánh giá hiệu quả, chính xác tình hình THPL ở các cấp độ khác nhau từ Trung ương tới địa phương.

Bên cạnh đó, hiệu quả công tác theo dõi THPL trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành chưa rõ nét; kinh phí, tổ chức bộ máy, biên chế chưa đáp ứng yêu cầu triển khai có hiệu quả công tác theo dõi THPL; chưa thu hút được sự tham gia, phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong xã hội… Vì thế, ông Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải thảo luận các giải pháp đổi mới công tác theo dõi THPL và các định hướng lớn trong xác định những tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá tình hình THPL.

Cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố con người

“Hiến kế” cho Bộ Tư pháp, TS Nguyễn Văn Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) quan niệm, vấn đề trung tâm là phải hoàn thiện thể chế về theo dõi THPL, đi cùng với đó là hoàn thiện thiết chế theo dõi THPL. Đặc biệt, ông Nam lưu ý các yếu tố khác trong cơ chế tổ chức theo dõi THPL, là vấn đề nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật, năng lực, phẩm chất, lương bổng của người làm công tác theo dõi THPL để họ có thể toàn tâm toàn ý làm việc với tinh thần “dĩ công vi thượng”. Đồng thời phải tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị, đạo đức trong xã hội nhằm tranh thủ sự đồng thuận của xã hội và nêu cao tinh thần chủ động, tích cực theo dõi THPL trong nhân dân.

Đồng tình với đề xuất hoàn thiện thể chế, Trưởng phòng 6 (V19, Bộ Công an) Lê Trang Hùng còn cho rằng cần có phương án kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác theo dõi tình hình THPL, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế các bộ, ngành. Ông Hùng đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ có ý kiến với các bộ, ngành chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện nghiêm túc Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định này để bảo đảm đủ về tổ chức và cán bộ có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quan tâm đến tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức THPL, TS Dương Thị Thanh Mai cho rằng, hoạt động theo dõi và đánh giá THPL phải kịp thời theo các chỉ số định lượng, định tính về kết quả áp dụng, tuân thủ/vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân dựa trên hệ thống dữ liệu được thu thập liên tục, có hệ thống. Đây là nguồn thông tin cần thiết cho việc phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn so với thiết kế chính sách trong văn bản, hướng đến việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật…

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.