“Nhân tố con người quyết định mọi thành công”

 Cà Mau là một tỉnh cực Nam Tổ quốc, nơi đây giao thông cách trở, hạ tầng thông tin nghèo nàn. Nhưng trái lại, thu nhập bình quân trên đầu người của Cà Mau lại cao nhất nhì vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế phát triển tỷ lệ nghịch với trình độ dân trí...

Cà Mau là một tỉnh cực Nam Tổ quốc, nơi đây giao thông cách trở, hạ tầng thông tin nghèo nàn. Nhưng trái lại, thu nhập bình quân trên đầu người của Cà Mau lại cao nhất nhì vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế phát triển tỷ lệ nghịch với trình độ dân trí.

Dân trí thấp nhưng nhận thức pháp luật của người dân tốt nhờ công tác tư pháp được lãnh đạo địa phương hỗ trợ tối đa. Để xóa khoảng cách tỷ lệ nghịch giữa kinh tế - dân trí, tỉnh Cà Mau có chương trình “Ngày hội Giáo dục” rất độc đáo. Ông Nguyễn Tiến Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách văn xã tâm sự với Báo Pháp luật Việt Nam về hai thế mạnh này.

Trình độ dân trí tác động nhiều đến hiệu quả thực thi chính sách

Cà Mau có mạng lưới sông rạch chằng chịt, mật độ dân cư thưa, giao thông vận tải chưa phát triển. Những khó khăn đó là một cản trở lớn của ngành tư pháp, thế nhưng công tác tư pháp tỉnh Cà Mau đã và đang dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với tư cách nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, ông có thể trao đổi kinh nghiệm với bạn đọc Báo Pháp luật Việt Nam về thành tựu đó?

“Nhân tố con người quyết định mọi thành công” ảnh 1
 
- Là một tỉnh xa các trung tâm lớn, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ dân trí còn thấp - đó là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác đưa pháp luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhất là giai đoạn từ năm 2005-2010, ngành Tư pháp Cà Mau đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập trung cải cách hành chính, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành đã cụ thể hóa bằng những chương trình, kế hoạch, đề án để phục vụ mục tiêu trên. Đó là việc phát huy vai trò của ngành Tư pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật và thay đổi hành vi cộng đồng dân cư.

Tập trung rà soát, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên tinh thần đơn giản hóa, chặt chẽ, khoa học phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính đạt kết quả tốt nhất. Công tác hành chính tư pháp được chú trọng nhằm phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và công dân trong giao dịch dân sự; lĩnh vực bổ trợ tư pháp được tăng cường góp phần vào việc thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước theo pháp luật.

Với đội ngũ cán bộ được trẻ hóa, được đào tạo vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, năng động trong thực thi công vụ..., từ giai đoạn 2005-2006 đến nay, ngành Tư pháp Cà Mau đã được đánh giá đứng đầu khu vực ĐBSCL; từ năm 2007 đến năm 2010, Sở Tư pháp được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; các năm 2007, 2008 và 2010, được Bộ Tư pháp tặng cờ thi đua xuất sắc; năm 2011, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Qua thời gian lãnh đạo ngành Tư pháp tỉnh Cà Mau, tôi xin bộc bạch cùng bạn đọc Báo Pháp luật Việt Nam:

Phải xác định nhân tố con người sẽ quyết định mọi thành công để từ đó tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo, nêu cao đạo đức, trách nhiệm công vụ. Đặc biệt là phát huy vai trò của từng nhân tố tích cực, tập hợp lực lượng chuyên gia, chuyên viên giỏi để thực hiện một cách tự giác, có hiệu quả chức trách được giao. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế, nội quy, quy định trong thực thi công vụ.

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ và công tác chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong qúa trình giải quyết công việc. Nâng cao chất lượng rà soát các thủ tục hành chính và công tác thống kê trong lĩnh vực tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Xây dựng quy trình, nề nếp làm việc khoa học, hiệu quả. Phát huy sáng kiến, cải tiến trong quá trình tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính, bảo đảm chính xác, đúng trình tự, thủ tục luật định; đồng thời hướng tới xây dựng một nền hành chính cụ thể, minh bạch, đơn giản mà hiệu quả.

 Cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng đời sống của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành nhằm động viên tinh thần hăng say, yêu thích công việc; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ trong ngành cống hiến, phát huy năng lực sở trường. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện; trang thiết bị làm việc đầy đủ, phù hợp. Tăng cường cải cách tài chính công nhằm sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, góp phần chăm lo, cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành.

Với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, dân chủ và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, trong năm 2011 và những năm tiếp theo, ngành Tư pháp Cà Mau sẽ đạt kết quả cao hơn, góp phần cùng địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thăm và tặng quà trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 (năm 2011).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thăm và tặng quà trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 (năm 2011).

Hỗ trợ để giảm bớt học sinh bỏ học

Năm học 2011-2012 đã bắt đầu, được biết tỉnh Cà Mau có hai chính sách lớn: Hỗ trợ tiền đò cho học sinh và xóa cầu khỉ trên toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho giáo viên - học sinh bám trường. Tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm học 2010-2011 của tỉnh Cà Mau thấp là một thành tựu của hai chính sách đó. Xin ông cho biết những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện hai chính sách này?

- Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam của Tổ quốc, do đặc điểm của vùng đất thấp nên việc giao lưu đi lại giữa các huyện, xã còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nhiều tuyến sông, tuyến kênh, tuyến giao thông liên xã, liên ấp chưa có cầu hoặc cheo leo những chiếc “cầu khỉ” nên đồng bào vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, học hành, buôn bán và sinh hoạt.

Để giảm bớt khó khăn cho các em học sinh nghèo, tỉnh Cà Mau đã tổ chức Ngày hội giáo dục, vận động các nguồn tài trợ trên 20 tỷ đồng để hỗ trợ tiền đi đò cho học sinh nghèo, điều đáng quý là với sự tiếp sức đó, đã có hàng trăm em trở lại trường học.

Tuy nhiên, việc giúp đỡ đó vẫn chưa mang tính căn cơ, bền vững. Hơn 8.000 km đường sông, với hơn 2.500 cây cầu cần được xây dựng để bớt đi cảnh cách trở đò giang sông nước, để các em học sinh đi học thuận lợi, an toàn hơn. Nhịp cầu nối những bờ sông, tuyến kinh, nối liền xóm ấp là niềm mơ ước của nhiều thế hệ người dân Cà Mau.

Hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh và đồng cảm với nhân dân vùng sông nước Cà Mau, sau hơn 1 năm vận động, nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã ủng hộ để góp sức cùng với đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau thực hiện hoàn thành Đề án xây dựng 1.588 cây cầu giao thông nông thôn... góp phần tạo nên sự khởi sắc cho vùng nông thôn Cà Mau, các em học sinh tung tăng đến trường trên những “Nhịp cầu mơ ước”, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, việc tiếp tục thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động các nguồn lực để đầy nhanh tiến độ xây dựng những tuyến đường giao thông nông thôn, nối liền các xã, ấp vẫn còn là nhiệm vụ rất nặng nề đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.

Tỉnh Cà Mau luôn trân trọng ghi nhận những tấm lòng đến từ mọi miền đất nước cùng chung tay với địa phương chăm lo cho học sinh, đồng bào vùng khó khăn của tỉnh và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ chí tình của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhằm giúp cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, những người nghèo tỉnh Cà Mau có cuộc sống căn cơ, phát triển bền vững hơn trên góc độ văn hóa.

Trân trọng cảm ơn ông

Ngọc Long (thực hiện)

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư