Nhân rộng mô hình hiệu quả trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Mô hình Phiên tòa giả định là một trong những cách thức PBGDPL hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng.
Mô hình Phiên tòa giả định là một trong những cách thức PBGDPL hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng.
(PLO) - Trong bối cảnh công nghệ thông tin và mạng xã hội ngày càng có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, lối sống và ý thức tuân thủ pháp luật của thanh, thiếu niên thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đối tượng này tiếp tục được chú trọng và đổi mới. Trong đó, việc nghiên cứu, áp dụng, nhân rộng các mô hình PBGDPL cho thanh, thiếu niên được xem là một giải pháp hữu hiệu.

Những năm gần đây, công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên đã được Đảng, Nhà nước quan tâm và được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng như Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2020, Luật Thanh niên năm 2005…

Việc lồng ghép, kết hợp nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho thanh niên đã được các địa phương quan tâm, triển khai bằng nhiều mô hình, cách thức hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật cho thanh, thiếu niên.

Là địa phương có diện tích rộng lớn, Nghệ An đã áp dụng nhiều mô hình phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của thanh, thiếu niên trên mỗi địa bàn. Trong đó phải kể đến mô hình cuộc thi viết “Gương sáng thanh, thiếu niên chấp hành pháp luật” của tỉnh nhằm giới thiệu những tấm gương trẻ, có ý thức tốt trong chấp hành pháp luật, đồng thời biểu dương những thanh, thiếu niên từng lầm lỡ, phạm pháp, song đã vươn lên trở thành công dân tốt trong xã hội.

Tại huyện Anh Sơn, Trung tâm Dân số huyện phối hợp với các trường THPT đóng trên địa bàn tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên” bằng những câu hỏi trắc nghiệm để giúp các em học sinh cởi mở chia sẻ kiến thức về lĩnh vực này. Còn tại huyện Nghĩa Đàn, với lượng lớn đồng bào dân tộc sinh sống, huyện đã tổ chức “Hội thi tuyên truyền PBGDPL cho thanh, thiếu niên” để đối tượng trẻ kịp thời nắm bắt các quy định pháp luật và tuyên truyền, phổ biến cho mọi người tại địa bàn mình sinh sống.

Với đặc thù là tỉnh miền núi đi lại khó khăn, tỉnh Điện Biên đã xây dựng mô hình “Triển khai hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên thông qua Ban Thông tin và truyền thông cấp xã” được người dân, nhất là thanh, thiếu niên đón nhận, hưởng ứng. Theo đó, Ban Thông tin và Truyền thông xã sẽ xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, Sở Tư pháp tỉnh sẽ hỗ trợ trong việc biên tập, chỉnh sửa tài liệu thông tin, tuyên truyền.

Còn tại Quảng Ninh, trên cơ sở các vụ án có thật đã được các cơ quan chức năng xét xử, sau đó được biên soạn thành những câu chuyện sinh động, tỉnh đã xây dựng mô hình “Kể chuyện theo án” để răn đe, giáo dục, cảm hóa người nghe, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên. Tương tự với hình thức này, mô hình “Phiên tòa giả định” cũng đã được triển khai hiệu quả tại Bình Phước, Bến Tre; mô hình “Phiên tòa lưu động” tại Đồng Tháp, Cà Mau…

Ngoài ra, còn rất nhiều mô hình PBGDPL cho từng đối tượng thanh, thiếu niên như: “Giáo dục pháp luật – trải nghiệm thực tế” ở Sóc Trăng dành cho thanh, thiếu niên chậm tiến, có nguy cơ vi phạm pháp luật cao; mô hình “Đồng hành cùng phát triển” tại Hà Nam nhằm tuyên truyền, PBGDPL cho thanh niên công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh; mô hình PBGDPL qua mạng facebook “Tuổi trẻ pháp luật TP HCM với pháp luật”…

Có thể thấy, các mô hình trên đều lấy đối tượng thanh, thiếu niên làm trung tâm với cách thức triển khai sáng tạo, đa dạng, đặc biệt là có sự quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và sự vào cuộc cả gia đình và xã hội. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống cho thanh, thiếu niên.

Thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tài liệu để giới thiệu, nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả, trong đó chú trọng gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa.

Cùng với đó, cần xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong hệ thống tổ chức đoàn; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ cán bộ đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Các địa phương cần quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, các điều kiện khác và tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để đảm bảo cho công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL cho thanh, thiếu niên nói riêng ngày càng đạt hiệu quả.

Đặc biệt, cần hiện đại hóa công tác PBGDPL thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội như một công cụ để kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình hình của thanh, thiếu niên. Theo đó, có thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các bộ ảnh, các đoạn phim ngắn để tác động mạnh mẽ vào nhận thức của giới trẻ; phát huy kênh thông tin tuyên truyền thường xuyên thông qua các cơ quan thông tin, tổ chức đoàn… để tạo nên sự tương tác với thanh, thiếu niên trong công tác giáo dục pháp luật, tránh tuyên truyền mang tính áp đặt, nhàm chán, đơn điệu. 

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư