Ngành Tư pháp sẽ thêm nhiều chức năng?

  Cuối tuần qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo về mô hình tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2011 – 2020 mà một trong những nội dung được tập trung bàn thảo là trong tương lai, ngành Tư pháp sẽ đảm trách những chức năng gì sau 65 năm xây dựng và trưởng thành?

 Cuối tuần qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo về mô hình tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp giai đoạn 2011 – 2020 mà một trong những nội dung được tập trung bàn thảo là trong tương lai, ngành Tư pháp sẽ đảm trách những chức năng gì sau 65 năm xây dựng và trưởng thành?

Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Lê Hồng Hạnh nhận định, mô hình chức năng và mô hình tổ chức hiện tại của ngành Tư pháp được xây dựng trên sự kế thừa các mô hình tổ chức qua nhiều giai đoạn. Tùy vào mỗi thời kỳ lịch sử thì có sự nổi trội của chức năng này so với chức năng kia; tuy nhiên, có 4 chức năng chính luôn gắn với ngành Tư pháp là chức năng xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tư pháp và đại diện cho Nhà nước trong các quan hệ pháp lý.

Cũng theo ông Hạnh, liên quan đến chức năng của ngành Tư pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây đã công bố bản đánh giá về chỉ số xây dựng và thi hành pháp luật của 14 Bộ, ngành từ cách nhìn của các hiệp hội DN.

Mặc dù các hoạt động của Bộ Tư pháp tác động đến dân nhiều hơn là doanh nghiệp và bản đánh giá chưa phải là chính thức nhưng có thể giúp cho ngành Tư pháp có thêm một cơ sở để suy nghĩ về mô hình chức năng tương lai của mình. Trong đó, có thông số rất đáng quan tâm: với chức năng chính là tham mưu giúp Chính phủ quản lý công tác xây dựng và thi hành pháp luật nhưng các chỉ số của Bộ Tư pháp đều không đạt điểm cao.

Tuy nhiên, khá nhiều chuyên gia băn khoăn về các chức năng của ngành Tư pháp.  Luật sư Lê Đức Tiết nhấn mạnh, ngành Tư pháp không thể có chức năng xây dựng pháp luật mà chỉ là tham gia xây dựng pháp luật; nói đến xây dựng pháp luật là nói đến chức năng của cơ quan lập pháp duy nhất – Quốc hội. Bà Tạ Thị Minh Lý, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp tán thành với ý kiến này và cho rằng, không nên gọi tên chức năng xây dựng pháp luật, chỉ có thể là quản lý công tác xây dựng pháp luật. “Để chính xác, chúng ta nên nghiên cứu lại Luật Tổ chức Chính phủ qua các giai đoạn” - bà Lý đề xuất.

Còn theo ông Nguyễn Minh Đoan (Trường Đại học Luật Hà Nội), trong tương lai, chức năng xây dựng pháp luật của ngành phải dần dần hẹp lại để Tư pháp hoạt động đúng nghĩa là bảo vệ pháp luật. Hay như quan điểm của Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng: “Tư pháp phải hỗ trợ cho xét xử để thẩm phán rảnh tay với chuyên môn”. Nhưng nếu trả lại chức năng này thì chưa rõ sẽ có cơ quan nào đảm trách, ông Đoan thừa nhận.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ khẳng định, đây là lần đầu tiên được nghe ngành Tư pháp có 4 chức năng chính. Chưa bàn vấn đề đúng sai nhưng có thể coi cách nhìn của ông Hạnh là một phát hiện mới; tuy nhiên, điều quan trọng theo ông Huệ là khi nêu ra các chức năng thì đi liền phải kết luận được chúng đã xứng tầm với vị trí, vai trò của ngành Tư pháp trong tương lai chưa để từ đó có những đề xuất, kiến nghị phù hợp.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc - ông Trần Diện - lại mong muốn, phải xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp theo tinh thần hiện nay là quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Việc làm này vừa tăng cường vị trí, vai trò của Bộ, ngành vừa hướng tới quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương xuống cơ sở.

Thục Quyên

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.