Khó hỗ trợ nạn nhân của nạn "buôn người"

Việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn

Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về là một yêu cầu mang tính “nhân đạo”. Tuy nhiên, thực hiện công tác này đang “vấp” phải vô vàn những khó khăn từ nhiều phía...

Khó vì chưa có định nghĩa

Theo Điều 44 của dự thảo Luật Phòng, chống buôn bán người quy định 5 loại đối tượng được hưởng các chế độ hỗ trợ này và qui định thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Thời gian qua, các địa phương có tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài nhiều là Cần Thơ, An Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP.HCM… đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế, giáo dục và các đơn vị tiếp nhận lao động hướng nghiệp, bố trí việc làm.

Công tác tuyên truyền về hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng được chú trọng, từng bước nâng cao ý thức người dân trong phòng ngừa, chống buôn bán người ra nước ngoài, đồng thời hỗ trợ nạn nhân trở về hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngoc Anh (Điều phối viên quốc gia của Dự án liên minh các tổ chức LHQ về phòng chống BBN (UNIAP) tại Việt Nam), tình hình tội phạm BBN diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng, trong khi hệ thống pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em nước ta lại bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót.

Hiện, Bộ luật Tố tụng hình sự đã có một số quy định về bảo vệ an toàn thể chất đối với nạn nhân, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, chưa quy định rõ đối tượng được bảo vệ, các biện pháp bảo vệ cũng như thủ tục yêu cầu bảo vệ.

Chưa kể, một số quy định trong công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về còn hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay.

Đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến công tác hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện. Ông Lê Văn Chương (Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy – TCCS – Bộ Công an) đưa ra ví du, khi Trung Quốc muốn đưa tất cả những người Việt Nam nhập cư trái phép vào Trung Quốc trở về thì không thể phân định rõ ai trong đó là nạn nhân bị buôn bán để áp dụng các cơ chế hỗ trợ do Việt Nam và Trung Quốc chưa thống nhất được khái niệm “nạn nhân bị buôn bán”.

Không những thế, các quốc gia đã đưa ra định nghĩa về buôn bán người và xác định nạn nhân được cộng đồng quốc tế công nhận, trong khi đó định nghĩa về buôn bán người và các định nạn nhân của Việt Nam lại chưa đủ cơ sở pháp lý để trừng trị hành vi môi giới, mua bán, bóc lột lao động và buôn bán nam giới. Hậu quả là cũng khó có thể áp dụng một chính sách hỗ trợ cho nạn nhân của các hành vi này.

“Nhập nhèm” thân phận nạn nhân

Một vấn đề “nổi cộm”, khiến việc hỗ trợ nạn nhân chưa thể toàn diện, đầy đủ theo đánh giá của đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) là không thống kế chính xác được số nạn nhân do nạn nhân mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống. Mặt khác, các cơ quan chức năng nước ngoài thường không xác định, phân loại từng đối tượng trao trả, hoặc nạn nhân không đủ bằng chứng chứng minh mình là nạn nhân nên không thể xác định... Những định kiến xã hội không tốt đối với các nạn nhân, thiếu sự quan tâm cũng khiến nạn nhân không dám “xuất đầu lộ diện”.


Bà Lê Hồng Loan, (Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam) cho rằng, khó khăn trong việc hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về còn bị hạn chế vì năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân ở một số địa phương. Do đội ngũ này chưa thống nhất giữa mục đích của việc xác định nạn nhân là để hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng với việc xác định nạn nhân để truy tố tội phạm. Vì vậy phụ nữ, trẻ em chỉ được xác định là bị buôn bán khi khi đồng thời phải chứng minh được họ do tội phạm nào buôn bán hoặc nằm trong đường dây tội phạm nào…

Ngoài ra, công tác hỗ trợ, tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán trở về tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận; điều kiện phục vụ sinh hoạt, vệ sinh, nơi ăn ở, y tế, đồ dùng trang bị sinh hoạt… thiếu thốn.

Dù hàng năm, UBND cấp tỉnh đã phân bổ kinh phí hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về (theo Chương trình 130/CP), nhưng số kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế như chi phí tiền ăn cho nạn nhân 10.000 đồng/người/ngày là thấp so với thời giá hiện nay, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm giúp các nạn nhân chưa thật sự bền vững, thu nhập chưa đảm bảo ổn định cuộc sống cho nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng...

Các chuyên gia nhận định, hoạt động tội phạm buôn bán người dự báo diễn biến phức tạp, khó lường và có chiều hướng gia tăng. Do vậy, bên cạnh việc phát hiện, ngăn chặn, trấn áp kịp thời tình trạng buôn bán người, cần bảo đảm 100% người bị buôn bán trở về thông qua trao trả và được giải cứu, 80% nạn nhân buôn bán trở về được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng ổn định, bền vững.

Huy Anh


Tính đến tháng 5/2010, số nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là 3.190 trường hợp, trong đó 60% nạn nhân tự trở về, 25% được giải cứu, 15% tiếp nhận chính thức. Sau 5 năm triển khai Đề án 3 tiếp nhận, hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về (thuộc Chương trình 130/CP), trong số 3.190 nạn nhân trở về đã có 2.532 nạn nhân được hỗ trợ tâm lý, khám sức khỏe và nhận chính sách hỗ trợ, 1.037 trường hợp được nhận kinh phí hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và học nghề. 

Qua khảo sát điều tra từ lực lượng công an, biên phòng, hiện cả nước có không dưới 235 đường dây với 654 đối tượng có biểu hiện hoạt động mua bán người, 51 tuyến và 182 địa bàn trọng điểm như: Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tây Ninh… là nơi mà bọn tội phạm thường xuyên hoạt động, rất dễ nảy sinh và phát triển tội phạm buôn bán người bất cứ lúc nào.

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư