Hòa giải tranh chấp đất đai, vừa hình thức lại "hành" dân

 Quy định về việc bắt buộc phải hòa giải tại UBND phường xã mới được khởi kiện đã không có hiệu quả và trở thành thủ tục “hành dân là chính” đối với hầu hết vụ tranh chấp đất đai...

Quy định về việc bắt buộc phải hòa giải tại UBND phường xã mới được khởi kiện đã không có hiệu quả và trở thành thủ tục “hành dân là chính” đối với hầu hết các vụ tranh chấp đất đai.

Đừng để hòa giải là thủ tục "hành" dân. Ảnh minh họa nguồn Internet
Đừng để hòa giải là thủ tục "hành" dân. Ảnh minh họa nguồn Internet

Sai nhưng không chịu sửa…

Theo đơn yêu cầu hòa giải, giữa chị  Nguyễn Thị Hồng Linh và bà Võ Thị Thu Hà có phát sinh tranh chấp căn nhà và đất tại lô số 12, khu tái định cư cảng cá Ba Hòn. Chị Linh làm đơn khởi kiện đến Tòa án huyện Kiên Lương (yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu), nhưng do có yếu tố tranh chấp quyền sử dụng đất, nên Tòa án thông báo trả lại đơn và hướng dẫn chị Linh yêu cầu UBND thị trấn Kiên Lương hòa giải.

Căn cứ thông báo của Tòa án, ngày 17/09/2010, chị Linh làm đơn yêu cầu UBND thị trấn Kiên Lương tiến hành hòa giải việc tranh chấp. Trong đơn, chị Linh đề nghị UBND thị trấn tiến hành hòa giải lại và triệu tập thêm những người có liên tham trong vụ tranh chấp tham gia hòa giải.

Thế nhưng đến ngày 29/09/2010, chị Linh được UBND thị trấn giao cho chị văn bản “Thông báo” số 64/TB-UB đề ngày 20/09/2010, trả lời đơn khiếu nại của công dân, với nội dung “xét khiếu nại” của bà Nguyễn Thị Hồng Linh là không có chứng cứ và không có cơ sở để xem xét giải quyết đơn.Trong Thông báo, UBND thị trấn còn phán rằng“trong Biên bản hòa giải, UBND thị trấn Kiên Lương kết luận, yêu cầu bà Nguyễn Thị Hồng Linh giao trả nhà và đất nói trên cho bà Võ Thị Thu Hà, yêu cầu bà thực hiện.

Sau khi nhận được thông báo, chị Linh nhiều lần giải thích rằng, chị yêu cầu hòa giải chứ không có khiếu nại bà Hà. Thế nhưng cán bộ tiếp dân ở thị trấn không nghe mà khăng khăng cho rằng chị Linh khiếu nại bà Hà. Trước nguy cơ mất quyền khởi kiện (do không được hòa giải ở cơ sở), nên ngày 30/09/2010, chị Linh làm đơn khiếu nại hành vi hành chính của Chủ tịch UBND thị trấn Kiên Lương về việc ra thông báo nói trên, nhưng cán bộ tiếp dân thị trấn Kiên lương kiên quyết không nhận đơn.

Vì nhận thức pháp luật kém?

Việc UBND thị trấn Kiên Lương không thực hiện việc hòa giải lại theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Hồng Linh là trái pháp luật và vi phạm cả đạo đức, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức.

Thứ nhất, nội dung trong đơn đề ngày 17/09/2010, chị Linh yêu cầu hòa giải tranh chấp nhà đất giửa chị với bà Hà cùng một số đương sự khác có liên quan, thuộc quan hệ tranh chấp dân sự, chứ không phải yêu cầu khiếu nại. Việc UBND thị trấn Kiên Lương xác định đơn của chị Linh là “khiếu nại” và áp dụng các qui định của pháp luật khiếu nại tố cáo để giải quyết là sai.

Thứ hai, về nội dung giải quyết tranh chấp: Đành rằng trước đó, UBND thị trấn Kiên Lương đã có hòa giải, nhưng cuộc hòa giải đó được dựa theo đơn yêu cầu của bà Hà và những giấy tờ do bà Hà đưa ra, không có mặt những đương sự khác có liên quan đến việc chuyển nhượng đất, do đó yêu cầu của chị Linh được xem là yêu cầu phản tố và có những tình tiết mới cần phải được hòa giải để làm sáng tõ. Chị Linh yêu cầu UBND hòa giải là hợp lý, nằm trong trường hợp phải được hòa giải, được qui định tại khoản 2 điều 135 Luật đất đai 2003, UBND thị trấn Kiên Lương không tiến hành hòa giải theo đơn yêu cầu của chị Linh là không thực hiện một hành vi hành chính mà pháp luật bắt buộc phải làm.

Chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tư tưởng của Bác là “Cái gì có lợi cho dân thì phải cố gắng làm, cái gí có hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Nếu những người có chức năng trong lĩnh vực quản lý đất đai ở UBND thị trấn Kiên Lương làm tốt điều đó thì không có chuyện “cấp giấy chứng nhận không đúng theo trình tự thủ tục do pháp luật qui định” để phải thu hồi và hủy bỏ; nếu cán bộ tiếp dân ở thị trấn hết lòng phục vụ nhân dân, thì đâu có cảnh các đương sự (nói trên)  phải tốn hao thời gian, công sức vác đơn khiếu kiện kéo dài, hậu quả tác hại không chỉ gây thiệt về quyền lợi hợp pháp cho đương sự mà còn làm mất lòng tin ở người dân. 

Luật sư Nguyễn Văn Tú: Rất ít việc hòa giải thành
* Thưa Luật sư Nguyễn Văn Tú, ông đánh giá như thế nào về kết quả hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã?

- Đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có thống kê cụ thể các vụ việc được UBND cấp xã hòa giải thành. Nhưng, trong thực tế giải quyết tranh chấp, tôi thấy, việc hòa giải thành tại cấp xã, phường là rất ít. Không những việc hòa giải thành ít, những vụ việc hòa giải thành lại gặp khó khăn trong việc làm các thủ tục sử dụng đất. Có vụ việc, cấp phường hòa giải thành nhưng kết quả hòa giải lại không được cấp quận công nhận để làm thủ tục chia tách thửa đất, cấp “sổ đỏ”. Kết cục, công dân lại phải đưa nhau ra tòa để kiện.

* Việc hòa giải tại xã, phường kém hiệu quả như vậy, tại sao cứ phải thực hiện thủ tục hòa giải này, thưa ông?

- Trước ngày 1/1/2004, tranh chấp đất đai không nhất thiết phải hòa giải. Nhưng, theo Luật đất đai năm 2003, các tranh chấp đất đai, kể cả hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất buộc phải thực hiện việc hòa giải tại cấp xã, phường. Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu có kèm theo biên bản hòa giải không thành hoặc biên bản không hòa giải được do UBND xã, phường lập. Vì thế, mọi tranh chấp liên quan đến đất đai đều phải hòa giải.

Luật sư Lê Minh Hải: Khó khăn nhất là hạn chế về nhận thức pháp luật

* Thưa Luật sư Lê Minh Hải, trong quá trình thực hiện việc hòa giải các tranh chấp đất đai tại xã phường, khó khăn lớn nhất mà công dân gặp phải là gì?

- Khó khăn lớn nhất mà các đương sự gặp phải chính là vấn đề hạn chế về nhận thức pháp luật cũng như nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tại UBND cấp xã.

Hiện nay, các cán bộ, công chức có trách nhiệm ở UBND cấp xã chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai. Nhiều nơi, UBND xã không chịu thực hiện việc hòa giải. Ở một số địa phương lại thực hiện hòa giải qua quýt, không đúng thủ tục nên phải làm đi làm lại, gây tốn kém cho công dân.

* Hiện nay, việc hòa giải ở cấp xã không có hiệu quả. Theo ông, có cần thiết phải duy trì thủ tục này trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai nữa không?

- UBND cấp xã, phường có vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai nhưng họ không có năng lực giải quyết tranh chấp. Vì thế, giao việc hòa giải cho UBND cấp xã thực sự là không phù hợp. Việc quy định hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc không những không giải quyết được tranh chấp mà trái lại, đã tạo thêm một thủ tục hành chính nữa khiến người dân thêm khổ sở.

Theo tôi, thay vì bắt công dân phải “kéo nhau” ra UBND để hòa giải, nên quy định, UBND xã có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ đất đai theo yêu cầu của công dân, làm cơ sở cho việc khởi kiện của công dân vì hiện nay, khi công dân đề nghị cấp bản sao hồ sơ địa chính thì đều bị từ chối mặc dù, rõ ràng đây là nghĩa vụ của UBND cấp xã. Đây là điều mà thực tế đòi hỏi cần phải xem xét lại quy định của pháp luật hiện hành.

                                                       Xin cảm ơn các ông

Xuân Bính (thực hiện)

Đọc thêm

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.