Hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên

Mặc dù chính sách, pháp luật với người chưa thành niên (NCTN) đang từng bước được hoàn thiện, nhưng phải nói rằng, hệ thống tư pháp đối với NCTN còn nhiều bất cập trong việc bảo đảm các quyền trẻ em, thiếu các quy định cụ thể liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho các vụ việc liên quan tới NCTN cũng như vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của NCTN phạm tội.

Mặc dù chính sách, pháp luật với người chưa thành niên (NCTN) đang từng bước được hoàn thiện, nhưng phải nói rằng, hệ thống tư pháp đối với NCTN còn nhiều bất cập trong việc bảo đảm các quyền trẻ em, thiếu các quy định cụ thể liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho các vụ việc liên quan tới NCTN cũng như vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của NCTN phạm tội.

Có thể thấy, công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm là NCTN tuy đã đạt được những kết quả nhất định song tình trạng gia tăng, mức độ nghiêm trọng của các loại tội phạm này vẫn là nỗi lo của toàn xã hội. Từ năm 2001 – 2010 có khoảng 10 nghìn trẻ em bị xâm hại tình dục. Đặc biệt, tội hiếp dâm trẻ em có nơi chiếm hơn 50% tổng số các vụ phạm tội hiếp dâm.

Trong khi đó, tỷ lệ NCTN vi phạm pháp luật và tái phạm cao, tập trung tại các thành phố lớn, chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu tài sản, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ma túy. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội, số NCTN vi phạm pháp luật tăng từ hơn 11,3 nghìn em năm 2001 lên đến trên 14 nghìn em năm 2003 và 15,53 nghìn em năm 2009. Còn theo số liệu của Bộ Công an, trong giai đoạn 2006 – 2010 đã xử lý hình sự gần 16 nghìn vụ gồm hơn 20 nghìn đối tượng thuộc lứa tuổi chưa thành niên; xử lý hành chính trên 33 nghìn vụ gồm gần 55 nghìn đối tượng trong lứa tuổi này.

Trước thực trạng báo động ấy, nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình liên quan đến NCTN nói chung và trẻ em nói riêng. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cũng thực hiện nhiều hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm chăm sóc, bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em. Đáng chú ý có Dự án “Hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN” do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hỗ trợ để giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng một hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN, nâng cấp các chương trình, dịch vụ dành cho NCTN, đặc biệt là NCTN vi phạm pháp luật và có nguy cơ vi phạm pháp luật cũng như trẻ em là nạn nhân, nhân chứng của tội phạm.

Đến nay, các hoạt động của Dự án này đã và đang đóng góp thiết thực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về các vấn đề tư pháp đối với NCTN. Tuy nhiên, bản thân các cơ quan chức năng cũng phải thừa nhận, hệ thống bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực tư pháp vẫn chậm được củng cố.

Đó là, chưa có bộ phận chuyên trách trong cơ quan điều tra, VKS, Tòa án tiến hành các thủ tục tố tụng đối với trẻ em; chưa có Tòa án dành riêng cho các vụ án liên quan tới NCTN; phần lớn các cán bộ làm công tác thực thi pháp luật chưa được đào tạo những kỹ năng cơ bản khi làm việc với NCTN; các biện pháp xử lý không chính thức đối với NCTN còn thiếu. Thậm chí, một vị cán bộ TANDTC đã thẳng thắn nói rằng, hệ thống Tòa án hiện hành chưa đạt được mục tiêu mang lại cho NCTN cơ hội phát triển tốt nhất.

Thục Quyên

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.