Giá công chứng thu vô tội vạ tại Hà Nội

Giúp dân làm thủ tục công chứng
Giúp dân làm thủ tục công chứng
(PLO) - Vì Luật Công chứng quy định thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng “tự quyết” và các chi phí khác cũng dựa trên cơ sở tự thỏa thuận giữa khách hàng và công chứng nên việc thu các khoản tiền này rất “vô tội vạ”, mỗi nơi một kiểu.
Từ vài trăm đến nhiều triệu
Hà Nội là địa bàn phát triển nóng nhất các tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là hệ thống các Văn phòng công chứng. Với mật độ dày đặc nên Hà Nội có rất nhiều kiểu cạnh tranh. Một trong những “chiêu bài” cạnh tranh đó chính là giá thù lao cho mỗi loại hợp đồng, giao dịch. Lướt qua trang web và trực tiếp hỏi nhân viên các Văn phòng công chứng thì mới thấy giá thù lao công chứng chẳng nơi nào giống nhau. 
Văn phòng công chứng Đông Anh thu phí soạn thảo hợp đồng (đơn giản) là 200 ngàn đồng/trường hợp, phức tạp là 300 ngàn; công chứng ngoài giờ làm việc thu từ 200-300 ngàn đồng (chưa có VAT). Văn phòng công chứng Đại Việt trên đường Kim Mã thu theo bán kính, nếu công chứng ngoài trụ sở cách trụ sở Văn phòng dưới 3km thu 600 ngàn đồng; từ 3km đến 6 km thu 800 ngàn, còn từ 6km trở lên thu theo thỏa thuận. Khách có nhu cầu công chứng ngoài giờ (từ 12h đến 13h30, trừ Chủ nhật) thu 300 ngàn đồng/trường hợp; từ 17h đến 20h các ngày (trừ chủ nhật) và công chứng trong ngày lễ, tết thu 700 ngàn đồng/ trường hợp. 
Trong vai một khách hàng có nhu cầu tặng cho nhà đất ở Phú Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi gọi điện đến Văn phòng công chứng Thăng Long đề nghị được phục vụ tại nhà thì nhân viên ở đây cho biết, với bán kính như vậy, Văn phòng sẽ thu 1 triệu tiền đi lại (taxi), thù lao cho công chứng viên thêm 1 triệu nữa, chưa kể tiền phí công chứng thu trên giá trị hợp đồng và căn cứ vào bảng giá đất ở địa phương. 
Cũng với yêu cầu này, khi gọi điện đến Văn phòng công chứng Thái Hà thì được biết, nếu đi trong phạm vi nội thành, Văn phòng sẽ thu trên 1 triệu thù lao, chi phí khác sẽ do thỏa thuận, còn tiền phí là khoản thu theo Thông tư của Bộ Tài chính. Nói đến yêu cầu được công chứng tại nhà, một nhân viên ở đây rất nôn nóng: “Chị cứ chuẩn bị sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người cho đất, người nhận, chiều nay em sẽ đến tận nơi hướng dẫn làm hồ sơ”.
Mức thu của các Văn phòng trong nội thành là vậy, nhưng chỉ cách Hà Nội khoảng hơn 20km, Trưởng Văn phòng Công chứng Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ) Nguyễn Hồng Luyện cho biết, ngoài thu phí theo quy định, nhiều trường hợp Văn phòng chỉ thu 200 ngàn thù lao. Còn việc soạn thảo hợp đồng nhiều khi miễn phí. Mức thu trên được coi là qúa rẻ, nhưng theo ông Luyện, nếu không làm thì không đủ trả lương nhân công và hàng chục khoản chi khác.
Vì là thỏa thuận nên thu sao cũng được?
Như vậy, chỉ làm một cuộc khảo sát lòng vòng quanh các Văn phòng công chứng ở Hà Nội đã thấy có sự khác biệt rất rõ trong mức thu thù lao công chứng. Ngoài phí là khoản thu bắt buộc theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp được áp dụng giống nhau thì khoản thù lao và chi phí khác mới là điều gây nhiều bức xúc trong dư luận bởi nó chẳng có một “ba-rem” nào. Từ việc thu tiền công cho việc soạn thảo hợp đồng đến thù lao khi khách hàng có nhu cầu được phục vụ ngoài giờ và phục vụ tận nhà, thì tiền cho những chi phí khác hiện cũng rất “tù mù”. Ngoài tiền chi cho đi lại, thuê taxi, khách hàng còn phải chịu nhiều chi phí như nước nôi, thậm chí đêm hôm, mưa gió…
Nguyên nhân của tình trạng loạn thu này, theo nhiều công chứng viên lý giải là theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng thì “mức thù lao đối với từng loại việc do tổ chức hành nghề công chứng xác định. Mức chi phí …do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận”. Đây cũng là nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên được quy định trong Bộ luật Dân sự. 
Như vậy có nghĩa là, dù không quy định cụ thể về thù lao và chi phí khác nhưng nếu khách hàng và tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận được với nhau là “OK”. Cũng vì điều này, trên thực tế đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng (chủ yếu là Văn phòng công chứng), ví dụ như “công chứng đại hạ giá”, “giảm giá”, “công chứng có khuyến mại” mà trước đây đã có Văn phòng công chứng từng chăng biển quảng cáo. 
Để chấn chỉnh tình trạng này, Công chứng viên Nguyễn Thanh Tú, Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Tú, Hà Nội đề xuất: Sửa đổi Luật Công chứng có thể quy định về nguyên tắc, sau đó Chính phủ hướng dẫn thi hành quy định theo hướng giao Sở Tư pháp phối hợp với Hội Công chứng (đối với những nơi đã lập Hội), hoặc giao Sở Tư pháp (đối với nơi chưa lập Hội) xây dựng biểu giá để xác định mức thù lao chung. 
“Quy định như vậy tránh trường hợp thu mỗi nơi một kiểu, người dân bị đối xử không công bằng. Đồng thời cần có cơ chế kiểm soát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện và kịp thời xử lý sai phạm”, ông Tú nói. 
Còn Trưởng Văn phòng Công chứng Phúc Thọ Nguyễn Hồng Luyện thì gợi ý: “Có thể quy định mức trần, cụ thể trong vùng bán kính như thế nào thì thu thù lao bao nhiêu để tránh tình trạng “hạ giá”, cạnh tranh thiếu lành mạnh”.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.