“Đừng vì đường cày chưa thẳng” mà bỏ quy trình xây dựng chính sách

“Đừng vì đường cày chưa thẳng” mà bỏ quy trình xây dựng chính sách
(PLO) - Để nhìn nhận những kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong 3 năm triển khai, ngày 13/12, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị đánh giá 3 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015. 

Bộ trưởng Lê Thành Long đã chỉ đạo Hội nghị cùng với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học.

Nhiều đóng góp thiết thực vào công tác xây dựng pháp luật

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ: Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 với nhiều điểm mới cơ bản như tách bạch quy trình xây dựng chính sách, bỏ bớt được một số hình thức văn bản, cấm quy định thủ tục hành chính trong một số VBQPPL… Sau gần 3 năm thực hiện, Luật đã có những đóng góp cụ thể, thiết thực vào công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, đã thiết kế được quá trình xây dựng luật dân chủ, có sự đóng góp nhiều hơn của các tầng lớp trong xã hội; thiết lập kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt hơn nguyên tắc pháp chế, đảm bảo quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp…

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, quá trình thực thi Luật cũng phát sinh một số bất cập. Chẳng hạn: Quy trình đánh giá tác động, lập đề nghị xây dựng chính sách đối với một số văn bản cấp địa phương nếu cứ máy móc áp dụng sẽ không đáp ứng được yêu cầu phải ban hành ngay và mang tính hình thức. Việc cấm tuyệt đối ban hành thủ tục hành chính trong các văn bản dưới luật trong một số trường hợp sẽ không xử lý được những vấn đề đặc thù. Chất lượng một số văn bản chưa cao, sự phối hợp trong quá trình xây dựng luật chưa hiệu quả…

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, từ những bất cập này, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015. Dự án Luật đã được Chính phủ đồng ý đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Nhấn mạnh việc đánh giá 3 năm thi hành Luật là cơ sở quan trọng xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL, Bộ trưởng đề nghị, các đại biểu tập trung xem xét, đánh giá tổng thể việc thực hiện; làm rõ những mặt được và chưa được; phân tích những mặt chưa được là do quy định của pháp luật hay do tổ chức thi hành… Từ đó đưa ra giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nướ, đặc biệt là của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật và tất cả những ý kiến đều sẽ được Bộ Tư pháp ghi nhận, nghiên cứu.

Cần tổ chức cho tốt quy trình xây dựng chính sách

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, các đại biểu đã sôi nổi, thẳng thắn trao đổi những đánh giá của mình. Đề cập đến quy trình lập đề nghị xây dựng chính sách trong luật hiện hành, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Nguyễn Phước Thọ đánh giá, đây là nội dung cải cách quan trọng nhất về quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL nhằm tạo bước đột phá, góp phần bảo đảm chất lượng, tính khả thi, hiệu quả của VBQPPL. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn lúng túng, bị động trong xác định, phân tích các chính sách của dự án, dự thảo VBQPPL; nội dung đánh giá tác động chính sách còn rất hình thức, chưa đầy đủ, toàn diện, chưa kỹ lưỡng, thiếu sâu sắc; kinh phí bảo đảm lập đề nghị xây dựng VBQPPL hạn chế… Một trong những giải pháp được ông Thọ đưa ra là Bộ Tư pháp cần có thông tư hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất, hiệu quả quy định này.

Trước ý kiến băn khoăn về tính khả thi của quy trình chính sách, Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Đinh Dũng Sỹ lại nhấn mạnh, phân tích xây dựng chính sách là một cải cách của Luật và được coi là điểm sáng, mang tính cách mạng của Luật Ban hành VBQPPL hiện hành. “Nếu làm tốt quy trình xây dựng chính sách thì rất có lợi cho quá trình làm luật” – ông Sỹ khẳng định. Vì vậy, theo ông, mặc dù có phát sinh tồn tại, hạn chế nhưng không nên nhìn vào việc làm chưa tốt, làm chưa quen mà bỏ quy trình này, “đừng vì mới làm chưa quen, đừng vì đường cày chưa thẳng mà đã bỏ”. Ông Sỹ quả quyết, “nên duy trì, thực hiện chưa tốt thì phải tổ chức thế nào để làm cho tốt”.

Cũng quan tâm đến quy trình chính sách, Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Ngô Anh Tuấn quan niệm, đây là một quy định tiến bộ, cập nhật xu hướng xây dựng pháp luật tiên tiến. Tuy nhiên, quy định thì mới mà việc hướng dẫn trong Nghị định số 34/2016/NĐ-CP còn chung chung khiến địa phương khó thực hiện. Chia sẻ về kinh phí, ông Tuấn phản ánh, do không quy định và chưa có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kinh phí cho hoạt động này nên không bố trí được kinh phí để thực hiện việc xây dựng và đánh giá tác động của chính sách một cách bài bản, có chất lượng. 

Để tháo gỡ, ông Tuấn phân tích Luật và Nghị định quy định 5 tiêu chí đánh giá như tác động về kinh tế, tác động về xã hội, tác động về giới (nếu có), tác động của thủ tục hành chính (nếu có) và tác động đối với hệ thống pháp luật; đồng thời quy định 2 phương pháp đánh giá tác động theo phương pháp định tính, định lượng. Tới đây cần hướng dẫn cụ thể hơn thế nào là đánh giá tác động chính sách của mỗi tiêu chí trên; đâu là những nội dung mang tính bắt buộc, những nội dung nào có thể không cần thiết đánh giá; trường hợp nào đánh giá bằng phương pháp định lượng, trường hợp nào đánh giá bằng phương pháp định tính…

 

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.