“Đoàn kết một lòng, đồng tâm nhất trí để hoàn thành nhiệm vụ”

Là đơn vị có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) trong phạm vi cả nước và thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực LLTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Trung tâm LLTP quốc gia đã nhanh chóng ổn định tổ chức, khẩn trương triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao và bước đầu hoàn thành được một khối lượng công việc trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Là đơn vị có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) trong phạm vi cả nước và thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực LLTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Trung tâm LLTP quốc gia đã nhanh chóng ổn định tổ chức, khẩn trương triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao và bước đầu hoàn thành được một khối lượng công việc trên tất cả các lĩnh vực công tác.

Xác định năm 2012 là năm công tác bản lề, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Đặng Thanh Sơn đã có cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam về phương hướng, nhiệm vụ trong năm của đơn vị mình.

Ông Đặng Thanh Sơn.
Ông Đặng Thanh Sơn.

Bước phát triển mới trong hoạt động phối hợp

Được biết công tác LLTP là lĩnh vực công việc mới, đồng thời là hoạt động nghiệp vụ rất chuyên sâu, phức tạp, đặc biệt là nghiệp vụ tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin để xây dựng, quản lý, lưu trữ hồ sơ LLTP. Vậy để thực hiện công việc này, năm 2012, Trung tâm đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm gì, thưa ông?

- Năm 2012 được coi là năm bản lề trong công tác của Trung tâm để định hướng một lộ trình bài bản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nhất là trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục tăng cường công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của Trung tâm và đội ngũ công chức làm công tác LLTP trên toàn quốc cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về LLTP; duy trì và phát triển mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp ở trung ương và địa phương với các cơ quan tòa án, công an, quốc phòng, kiểm sát trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP thì trọng tâm công tác trong năm 2012 của Trung tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP.

Ngoài ra, Trung tâm sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như xúc tiến triển khai phần mềm chung về quản lý thông tin LLTP trên toàn quốc.

Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 là công tác hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP?

Thẳng thắn mà nói, đây là một trong những nhiệm vụ mà Trung tâm phải tốn nhiều mồ hôi công sức. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và sự nỗ lực của Trung tâm, công tác này đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Mới đây nhất, sau một thời gian phối hợp với các cơ quan chức năng để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo thì Thông tư liên tịch số 04 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP đã được đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ký ban hành và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 28/6/2012.

Hiện nay, Trung tâm đang khẩn trương thực hiện một số công việc cần thiết cho việc triển khai các nội dung của Thông tư liên tịch trong toàn quốc khi văn bản có hiệu lực như ban hành công văn chỉ đạo các công việc cần thiết, các vấn đề cần lưu ý trong việc thực hiện Thông tư liên tịch; tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ làm công tác LLTP tại Trung tâm LLTP quốc gia và tại các Sở Tư pháp trong toàn quốc.

Bên cạnh đó, trong năm 2012, Trung tâm còn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan xây dựng Thông tư hướng dẫn việc quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu LLTP; Thông tư hướng dẫn việc lưu trữ và bảo vệ cơ sở dữ liệu LLTP.

Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, năm 2012 Trung tâm LLTP quốc gia được giao chủ trì, là đơn vị thường trực trong việc xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP bằng văn bản giấy và bằng dữ liệu điện tử. Dự kiến, các văn bản này đều do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2012, đầu năm 2013.

Mặc dù đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng chúng có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển và xác lập các điều kiện về vật chất, kỹ thuật, con người cho việc phát triển sự nghiệp LLTP ở Việt Nam hiện tại và tương lai. Tất cả những văn bản trên cùng với Luật LLTP, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và 2 Thông tư đã được ban hành (Thông tư số 13 của Bộ Tư pháp và Thông tư số 174 của Bộ Tài chính) sẽ tạo thành một hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho Bộ, cho ngành thực hiện nhiệm vụ được giao.

Được “ấp ủ” trong một thời gian khá dài, việc ban hành Thông tư liên tịch số 04, theo ông, thực sự có ý nghĩa như thế nào?

Thay thế cho Thông tư liên tịch số 07 trước đây, Thông tư liên tịch số 04 gồm 5 Chương 27 Điều với nội dung nhằm hướng dẫn về trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP để cấp Phiếu LLTP; cung cấp thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP; phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin LLTP trên cơ sở quy định của Luật LLTP, Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

Có thể khẳng định, Thông tư liên tịch được ban hành tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, toàn diện hơn nữa trong lĩnh vực LLTP, đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành, thể hiện sự đồng thuận, nhất trí cao của lãnh đạo Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP, cấp Phiếu LLTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu cấp Phiếu LLTP ngày càng tăng của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Lễ ký Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi,  cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
Lễ ký Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng

Nhìn vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 có thể thấy một khối lượng công việc đồ sộ của công tác LLTP. Để hoàn thành khối lượng công việc lớn như vậy, Trung tâm đã đề ra những giải pháp chủ yếu nào?

Xuất phát từ đặc thù của công tác LLTP, Trung tâm đề ra 3 giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ. Đầu tiên là, duy trì và phát huy sự đoàn kết một lòng, đồng tâm nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo đơn vị và toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm; tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành một cách bài bản, quyết liệt, kịp thời hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho địa phương một cách thường xuyên, chính xác.

Thứ hai là, tăng cường công tác phối hợp thật bền chặt với các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành có liên quan; gắn bó sâu sát với các Sở Tư pháp địa phương nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về LLTP trong toàn quốc, tạo sự chuyển biến thực sự.

Cuối cùng là, đa dạng hóa nguồn tuyển dụng, tập trung nguồn nhân lực giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, cấp thiết hiện nay, đồng thời có tính đến lộ trình phát triển từng bước vững chắc, đáp ứng yêu cầu quản lý LLTP có tính vĩ mô trong tương lai.

Trong các giải pháp mà ông vừa nêu, có giải pháp về đa dạng hóa nguồn tuyển dụng, mong ông có thể trao đổi rõ hơn về giải pháp này?

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm đã được Luật LLTP quy định thì cần có giải pháp về mặt con người. Về lâu dài, cần một đội ngũ cán bộ LLTP “vừa hồng vừa chuyên”, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thời gian vừa qua, cùng với Học viện Tư pháp, chúng tôi đã mở 2 khóa và năm nay mở khóa thứ 3, giảng viên là cán bộ, chuyên gia của Trung tâm,  của Học Viên Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Nội vụ.

Tuy nhiên, trước mắt không thể có ngay được, đặc biệt ở Bộ Tư pháp, nên phải thực hiện đa dạng hóa nguồn tuyển dụng nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu thực tiễn trước mắt của công tác quản lý LLTP hiện nay.

Bên cạnh việc tuyển chọn, tiếp nhận sinh viên mới tốt nghiệp có năng lực, có trình độ thì trong quá trình làm việc, phối hợp với các Bộ, ngành như Công an, Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án dân sự..., chúng tôi đề nghị với các cơ quan là sẵn sàng tiếp nhận những cán bộ có nguyện vọng thuyên chuyển sang làm việc tại Trung tâm, tại các Sở Tư pháp để tận dụng kiến thức, kinh nghiệm vốn có của họ.

Thực tế dù phải hy sinh, thiệt thòi một số chế độ đặc thù song đã có một số cán bộ ngành Tòa án, Thanh tra “đầu quân” về Trung tâm, góp phần củng cố đội ngũ cán bộ LLTP của Trung tâm chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Thư (thực hiện)

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.