Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Đẩy mạnh ứng dụng  công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLO) - Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long tại buổi làm việc với tập thể Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) về Dự thảo Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2017 - 2021; Đề án đổi mới công tác PBGDPL hôm qua 22/2. Cùng dự có Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng.

Trình bày Dự thảo Quyết định Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án đổi mới công tác PBGDPL, Vụ trưởng Đỗ Xuân Lân cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện Luật PBGDPL đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Thể chế, chính sách về PBGDPL được hoàn thiện; công tác PBGDPL đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong toàn xã hội; nội dung, hình thức được đổi mới, đa dạng, phong phú hơn với nhiều mô hình, cách làm mới, thiết thực, hiệu quả; chất lượng, hiệu quả được nâng lên; bám sát hơn với công tác xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện được chú trọng; các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về vị trí, vai trò của pháp luật trong quản lý đất nước và kiến tạo sự phát triển xã hội cũng như vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật và trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan; tổ chức; các nguồn lực bảo đảm cho công tác PBGDPL được quan tâm hơn, nhất là từ nguồn bảo đảm triển khai thực hiện các chương trình, đề án về PBGDPL và triển khai thi hành các luật, pháp lệnh, quy định, chính sách mới; các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

 Tuy nhiên, tồn tại là các chương trình, đề án về PBGDPL rất nhiều dẫn đến trùng lắp trong khi nguồn lực rất hạn chế, nhất là đối với các địa bàn chưa cân đối được ngân sách. PBGDPL được lồng ghép trong nhiều chương trình, đề án nên bên cạnh những địa phương có cách làm hay, sáng tạo, nhiều địa phương do khối lượng công việc nhiều nên dẫn đến hình thức. Nội dung, hình thức PBGDPL còn theo lối mòn, việc phát hiện để nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới chưa kịp thời thường xuyên; vai trò của Hội đồng PBGDPL và tính chủ động của một số địa phương còn hạn chế.

Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Đặng Ngọc Luyến cho rằng, việc xây dựng chương trình và đề án nêu trên là rất cần thiết. Hiện nay, nhận thức của nhiều bộ, ngành, địa phương về công tác PBGDPL là rất tốt, do đó đã ban hành các văn bản đẩy mạnh công tác PBGDPL, tuy nhiên, dẫn ra những ví dụ cụ thể, Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Luyến cho rằng từ chủ trương đến việc thực hiện còn có khoảng cách. Chính vì vậy, việc xây dựng chương trình và đề án đổi mới cần phải nghiên cứu kỹ để đảm bảo tính khả thi.

Ông Nguyễn Văn Cương, Q. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp chỉ ra thực tế của công tác PBGDPL “có khi ta nói cái người dân không cần” nên cho rằng, đổi mới PBGDPL là phải đi thẳng vào nhu cầu, mà không nên PBPL tràn lan. Quan trọng theo ông Cương, “cán bộ trong bộ máy nhà nước cần gương mẫu trước để tạo sức lan tỏa, PBGDPL là phải bám dân, dân dùng công nghệ thông tin thì mình cũng phải ứng dụng công nghệ thông tin, kể cả việc mạnh dạn sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, ở đâu có “điểm nóng” thì phải tập trung”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cũng dẫn ra nhiều vụ vi phạm pháp luật để cho thấy “ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân rất kém”. Nguyên Thứ trưởng lưu ý chương trình phải có những điểm nhấn mang tính đột phá, thiết thực, khả thi. Đồng thời, rõ hơn và phát huy hơn vai trò của các bộ, ngành trong công tác phối hợp.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đồng tình với nhiều ý kiến phát biểu và nêu rõ quan điểm: Chính phủ rất quan tâm đến công tác PBGDPL, Bộ Tư pháp cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình, đề án phải bảo đảm tính khả thi, PBGDPL phải làm thường xuyên, tập trung địa bàn trọng điểm, đối tượng đặc thù. Cần lựa chọn những lĩnh vực trọng tâm để dành sự ưu tiên. Riêng việc phân công trách nhiệm phải rõ ràng, cụ thể. Cần cố gắng xử lý khó khăn về kinh phí nhất là đối với địa phương không bố trí được ngân sách. 

Riêng đối với Đề án đổi mới, Thứ trưởng nhấn mạnh phải giải quyết 4 vấn đề lớn: đó là việc áp dụng công nghệ thông tin; xử lý mối quan hệ phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong đó có vai trò điều phối của Bộ Tư pháp, của Hội đồng PBGDPL; kết nối các hoạt động PBGDPL với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hòa giải… và xử lý vướng mắc về vấn đề kinh phí.

Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Lê Thành Long yêu cầu Dự thảo Chương trình phải được hoàn thiện với các nhóm giải pháp cụ thể, đưa vào có thể triển khai ngay trên thực tiễn. Vấn đề kinh phí, phải tiếp cận một cách thực tế để đạt được sự đồng thuận cao nhất. 

“PBGDPL phải nâng tầm ý thức, hướng về địa phương, nâng cao vai trò của các Sở Tư pháp”. Bộ trưởng nói và yêu cầu phải rà soát lại các chương trình, đề án đã ban hành trước đây để tránh trùng lắp, tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện. Riêng trong vấn đề về tài chính, phải làm rõ những khó khăn để có giải pháp tháo gỡ cụ thể.

Đặc biệt, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL để tạo “kênh” đa dạng, đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL. 

Dự thảo Chương trình xác định 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cần triển khai thực hiện bao gồm: Về khảo sát, đánh giá nhu cầu, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên nguồn lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; Về thể chế, chính sách; Về lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, phổ biến; Về tổ chức bộ máy cán bộ và nguồn nhân lực; Về bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ;  Về biên soạn, phát hành và chia sẻ tài liệu tuyên truyền, phổ biến; Về công tác phối hợp;  Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số; Về huy động nguồn lực xã hội theo chủ trương xã hội hóa; Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường); Về kiểm tra, sơ kết, tổng kết và hợp tác quốc tế.

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.