Đầu tư cho phụ nữ là đầu tư cho phát triển

(PLO) -Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đồng tình trong buổi Tọa đàm Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Hội nhập quốc tế: Bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ do Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào sáng ngày 5/12.

Đến tham dự buổi Tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh và các đại biểu nữ đến từ các Bộ, ban, ngành. 

Tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhận định bình đẳng giới là nội dung trọng tâm, xuyên suốt của cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng và quyền con người. Theo đó, công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới đã được thể chế hoá thành chính sách, pháp luật và được các cấp, các ngành và toàn xã hội triển khai thực hiện. Nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của phụ nữ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức, tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các cơ hội do hội nhập đem lại cho phụ nữ để làm giảm sự bất bình đằng giới, đặc biệt trong việc tham gia vào thị trường lao động và từ đó hưởng lợi từ hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập khu vực. Khả năng và điều kiện tham gia của phụ nữ vào các ngành nghề có khả năng được hưởng lợi tích cực từ hội nhập vẫn còn hạn chế; chưa thực sự có cơ hội bình đẳng cho phụ nữ khi tham gia làm lãnh đạo. Đội ngũ lao động nữ chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ tay nghề thấp, lương thấp, việc làm không ổn định, các vấn đề xã hội… 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga phát biểu tại Tọa đàm
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga phát biểu tại Tọa đàm

Qua đó, bà Nga cũng đưa ra một số kiến nghị giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà hội nhập đem lại như: phụ nữ không phải chỉ là đối tượng thụ hưởng chính sách mà phải là người tham gia làm và thực hiện chính sách; các cuộc thảo luận về bình đẳng giới không thể chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các hội thảo ở cấp Trung ương mà mở rộng sang cấp địa phương, vùng quê nghèo. Bên cạnh đó, phụ nữ Việt Nam cũng cần tăng cường tham gia sâu rộng vào các diễn đàn quốc tế; không ngừng học hỏi để trau dồi chuyên môn, kiến thức; cần có những sự phân công, giúp đỡ đào tạo kĩ năng lẫn nhau…

Cố vấn cao cấp của Học viện Ngoại giao Nguyễn Nguyệt Nga phát biểu tại Tọa đàm
Cố vấn cao cấp của Học viện Ngoại giao Nguyễn Nguyệt Nga phát biểu tại Tọa đàm

Để nâng tầm vai trò phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp của Học viện Ngoại giao, Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn Diễn đàn APEC, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia của Việt Nam về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương cho rằng phụ nữ Việt cần tư duy chủ động tận dụng cơ hội, ứng phó thách thức; cần chủ động xác định lộ trình, biện pháp thực thi và tận dụng không gian rộng lớn của thị trường, đặc biệt là ASEAN, các đối tác chiến lược, toàn diện. Bên cạnh đó, bà Nga cũng nhấn mạnh trong xã hội số hiện nay, phải tận dụng tối đa mạng xã hội để phát triển bình đẳng giới; phải có chuẩn mực ứng xử, hình thành và giáo dục thế hệ trẻ; phải nắm bắt những cơ hội hiện nay để phát triển bình đẳng giới, phải gắn địa phương với hội nhập.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.