Dấu ấn trong “ngày hội lớn”

Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2014 và phát động Cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp 2013
Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2014 và phát động Cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp 2013
(PLO) - Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam năm 2014 và phát động Cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp 2013 được tổ chức tại Hà Nội tối qua 6/11 vẫn là sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của người dân Thủ đô.
Trên nhiều tuyến phố chính của Hà Nội, nhiều ngày trước khi diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật đã rợp bóng cờ hoa. Khẩu hiệu về Ngày Pháp luật với những pa nô, áp phích lớn được treo ở những vị trí trang trọng, bắt mắt. 
Khác với năm 2013, khi lần đầu tiên được công bố, năm nay, nhiều người dân Thủ đô dường như đã không còn xa lạ với Ngày Pháp luật. 
Còn chị Lê Thị Thắm, một công nhân vệ sinh hàng ngày thường đi qua tuyến đường này thì suy nghĩ đơn giản hơn  “ngay như trẻ con, hàng ngày đi ra đường mà không biết Luật Giao thông là đã nguy hiểm rồi. Ngày xưa, mình ở quê, thấy cứ nói học tập pháp luật là cái gì ghê gớm lắm, bây giờ mới thấy nó cần thiết cho cuộc sống thế nào”.
Ngày Pháp luật năm 2014 với chủ đề “Toàn dân tích cực tìm hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp và pháp luật vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, buổi lễ phát động đã thu hút sự tham gia của nhiều đại diện các Bộ, ban ngành, đoàn thể ở Trung ương và Hà Nội. Đặc biệt, buổi lễ có sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ là học sinh, sinh viên một số trường đại học trên địa bàn.
Là một trong những người có mặt đầu tiên tại buổi lễ, sinh viên năm thứ nhất Đại học Luật Hà Nội Nguyễn Minh Trang chia sẻ: “Lần đầu tiên em được dự một Ngày Pháp luật với không khí rộn ràng như vậy”. Mặc dù mới “chân ướt chân ráo” vào trường, chưa hiểu biết nhiều về pháp luật, song theo Minh Trang “đã là sinh viên luật thì không thể bỏ qua các cơ hội học tập pháp luật”. Có lẽ cùng chung ý nghĩ như vậy nên rất nhiều các bạn sinh viên năm nhất như Minh Trang đã đến hội trường Bộ Quốc phòng nơi diễn ra buổi lễ từ rất sớm.
Như mọi năm, Đoàn đại biểu của Tư pháp, Thi hành án Thủ đô luôn là lực lượng đông đảo có mặt trước buổi lễ hàng giờ. Từ Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh... mặc dù đường sá xa xôi, trời mưa, rét song không vì thế mà “nhiệt huyết Ngày pháp luật” giảm bớt. Theo Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Xuân Nguyễn Song Hà, cán bộ, chấp hành viên của Chi cục luôn xem việc học tập pháp luật là mục tiêu hàng đầu để hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Không những thế, hiểu biết pháp luật, đặc biệt là các quy định mới của Hiến pháp sẽ giúp các cán bộ, chấp hành viên trở thành những tuyên truyền viên đắc lực.
Vừa tổ chức thành công cuộc thi hòa giải viên giỏi vào ngày hôm qua, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương cũng cho biết, cuộc thi là một trong những điểm nhấn trong “Ngày Pháp luật” năm nay của Hà Nội. “Ngày Pháp luật không chỉ là ngày nhắc nhở cán bộ, công chức và người dân học tập pháp luật mà còn là cơ hội để ngành Tư pháp nhìn lại những việc làm được, chưa làm được để có biện pháp thúc đẩy công tác tuyên truyền pháp luật theo hướng thực chất hơn, hiệu quả hơn”.
Điều đặc biệt trong buổi lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật năm nay là gắn với phát động cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp. Với việc công bố thể lệ và câu hỏi về cuộc thi đã thu hút sự theo dõi của đồng bào cả nước (buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên VTV2).  
Buổi lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật và phát động cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp chỉ gói gọn trong một giờ nhưng dư âm của nó dường như còn mãi. Bởi, Ngày Pháp luật không chỉ diễn ra trong một ngày mà tinh thần học tập, thượng tôn pháp luật sẽ thường trực hàng ngày, hàng giờ trong đời sống mỗi người dân Việt Nam. 
Chiều qua (6/11), nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức gặp thân mật đại diện  các Bộ, ban, ngành nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tăng cường phối hợp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đến đự có đông đảo lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, đại diện các đơn vị thuộc các Bộ, ban, ngành, các ủy ban của Quốc hội… Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, năm 2014 là năm thứ 2 tổ chức Ngày Pháp luật và là năm đầu tiên thi hành Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng tinh thần Hiến pháp, đảm bảo sự đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, công lý, công bằng xã hội. 
Thực hiện nhiệm vụ được giao, với sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban, ngành, Ủy ban Pháp luật đã không ngừng góp phần vào công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật để không ngừng khẳng định tính tối thượng của Hiến pháp, pháp luật và phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận chăm sóc thay thế, nhận nuôi con nuôi

Quang cảnh cuộc họp
(PLVN) -Chiều 21/3, Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.