Đánh giá tác động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Phải quan tâm đến đối tượng thụ hưởng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trong thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có những bước phát triển mới nhưng tại một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, người dân. Vì vậy, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL để có thêm giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.

Theo dự thảo Thông tư ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL, dự kiến có 2 nhóm tiêu chí bao gồm các tiêu chí chung (tiêu chí về hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong công tác PBGDPL; tiêu chí bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân; tiêu chí về điều kiện bảo đảm; tiêu chí thực hiện chủ trương xã hội hóa; tiêu chí về hiệu quả tác động của công tác PBGDPL) và các tiêu chí về hiệu quả công tác PBGDPL áp dụng riêng đối với từng nhóm đối tượng khác nhau xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ cũng như các yếu tố đặc thù của công tác này (chia thành tiêu chí áp dụng cho các bộ, ngành; cho UBND các cấp; dự kiến áp dụng cho cả Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên).

Tại cuộc họp Ban Thư ký Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương diễn ra mới đây dưới sự chủ trì của Vụ trưởng Vụ PBGDPL Đỗ Xuân Lân – Trưởng ban Thư ký, các thành viên đã sôi nổi thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Thông tư và cùng cho rằng xây dựng bộ tiêu chí tuy rất khó khăn bởi đây công việc thường xuyên, liên tục nên khó định lượng nhưng hết sức cần thiết. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) Lê Trọng Vinh chia sẻ kinh nghiệm triển khai 2 bộ chỉ số mà Bộ Nội vụ đang làm là Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS). Qua những kinh nghiệm này, theo ông Vinh, nên tiến hành thí điểm bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL để nâng cao nhận thức xã hội thì mới bàn đến việc xây dựng thành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhiều ý kiến tán thành trước mắt nên làm thí điểm, song bày tỏ sự băn khoăn rằng ai sẽ đánh giá đối với Bộ Tư pháp để đảm bảo tính độc lập, khách quan. Ngược lại, đại diện Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cứ để Bộ Tư pháp chủ trì, cần thiết thì mời tổ chức bên Mặt trận Tổ quốc giám sát. Trước một số ý kiến cho rằng không áp dụng tiêu chí đánh giá đối với Mặt trận và các tổ chức thành viên, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu vấn đề: Nếu như vậy sẽ rất “nhàn” nhưng một khi xác định công tác tuyên truyền, PBGDPL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị thì nên cân nhắc thêm.

Đến từ Đài Truyền hình Việt Nam, Trưởng phòng Pháp chế Nguyễn Đình Thơ dẫn chứng Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội về việc lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần chưa kịp có hiệu lực thi hành đã bị dư luận phản đối, đó là có một phần lỗi của công tác tuyên truyền, PBGDPL khiến đối tượng chịu tác động không biết để tham gia góp trước khi chính sách được thông qua. Vì vậy, ông Thơ đề nghị bổ sung thêm tiêu chí đánh giá quyền lợi mà người dân được hưởng từ công tác tuyên truyền, PBGDPL trong các tiêu chí về hiệu quả tác động của công tác PBGDPL. Đây cũng là ý kiến của bà Phan Minh Thủy (Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) bởi theo bà Thủy, cơ quan nhà nước có thực hiện công tác PBGDPL nhưng có hiệu quả hay không thì phải đánh giá từ phía người thụ hưởng.

Kết luận phiên họp, Trưởng ban Thư ký Hội đồng - Vụ trưởng Vụ PBGDPL Đỗ Xuân Lân ghi nhận, cảm ơn các ý kiến phát biểu. Trên cơ sở các góp ý, ông Lân nhấn mạnh sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư đảm bảo các tiêu chí rõ ràng, đánh giá được một cách thực chất hiệu quả của công tác PBGDPL.

Đọc thêm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận chăm sóc thay thế, nhận nuôi con nuôi

Quang cảnh cuộc họp
(PLVN) -Chiều 21/3, Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.