Đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc

(PLVN) - Sáng 17/7, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đề xuất nhiều chính sách mới cho nhà đầu tư nước ngoài 

Báo cáo Hội đồng về Dự án Luật, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Quách Ngọc Tuấn cho biết: Một trong những cải cách quan trọng nhất, được đề xuất tại Dự thảo Luật trên cơ sở giải pháp trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đến năm 2030 là quy định về điều kiện, thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN. Theo đó, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà ĐTNN theo cách tiếp cận chọn bỏ. Danh mục này bao gồm ngành, nghề nhà ĐTNN chưa được tiếp cận thị trường; ngành, nghề nhà ĐTNN được tiếp cận thị trường có điều kiện. 

Ngoài danh mục này, nhà ĐTNN được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế về đầu tư, Chính phủ công bố danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện của nhà ĐTNN. 

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục đầu tư của nhà ĐTNN, tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN theo hướng bổ sung quy định không yêu cầu nhà ĐTNN phải có dự án đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; bổ sung quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà ĐTNN. Những sửa đổi, bổ sung trên không chỉ nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc áp dụng cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhà ĐTNN mà còn đảm bảo có sự chọn lọc khi thu hút ĐTNN.

Với Luật Doanh nghiệp, nội dung đáng chú ý là Dự thảo Luật bổ sung Chương VIIa về hộ kinh doanh theo hướng thừa nhận sự tồn tại của “hộ kinh doanh” bên cạnh các loại hình pháp lý khác là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh; tạo điều kiện cho gia đình có cơ hội kinh doanh nâng cao đời sống. Đồng thời, bổ sung các quy định rõ hơn (Điều 187b – 187d) về địa vị pháp lý hộ kinh doanh, trách nhiệm chủ hộ kinh doanh và trường hợp chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Các thành viên Hội đồng đã sôi nổi góp ý cụ thể về các đề xuất sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Luật. Trong đó, mặc dù đồng tình cách thức tiếp cận chọn bỏ nhưng ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề nghị nghiên cứu thêm biện pháp để phòng ngừa rủi ro đối với những ngành, nghề mới khi thu hút ĐTNN. Nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng thì hoan nghênh việc bổ sung về hộ kinh doanh nhưng lo ngại việc bổ sung Điều 187c là trái với Bộ luật Dân sự hiện hành.


Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho rằng, Hội đồng đánh giá Dự thảo Luật cơ bản phù hợp với nội dung, mục đích yêu cầu, phạm vi điều chỉnh của các chính sách đã được thông qua. Tuy nhiên, Hội đồng lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các vướng mắc trong thực tế để có biện pháp tháo gỡ, bảo đảm hiệu quả, khả thi khi sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị không mở rộng khái niệm doanh nghiệp nhà nước; xử lý ngay điều khoản chuyển tiếp trong Dự thảo Luật (như đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì phải xử lý chuyển tiếp ra sao hay việc bổ sung quy định về ưu đãi đầu tư…)…

Tạo khung pháp lý ổn định cho việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết ở Việt Nam, mô hình PPP bắt đầu được thực hiện từ năm 1997. Đến nay, cả nước đã huy động được khoảng hơn 1,6 triệu tỷ đồng thực hiện đầu tư 336 dự án PPP. Các công trình, dịch vụ có được từ các dự án PPP đã góp phần cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng của nước ta, ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu sản xuất trong nước, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.

Bên cạnh các kết quả đạt được, các quy định về PPP cần được hoàn thiện, nâng cấp do quy định chi tiết cho hoạt động PPP hiện nay mới chỉ dừng ở cấp Nghị định, do nhiều Luật khác nhau điều chỉnh, hướng tới dự án đầu tư công hoặc tư nhân thuần túy. Đồng thời cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, quy mô lớn và các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của dự án cũng như đảm bảo việc thực hiện dự án thành công.

Dự thảo Luật PPP được bố cục thành 11 chương với 115 điều gồm các nội dung chính như: quy định chung, chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng, triển khai dự án, nguồn vốn, ưu đãi và bảo đảm đầu tư…

Theo đại diện Kiểm toán Nhà nước, điểm khó của Luật PPP là các luật liên quan như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công… đã tương đối ổn định. Do đó, Luật PPP cần bàn kỹ lưỡng về cơ chế, đặc biệt là sự phản ứng của người dân được thụ hưởng lợi ích từ các dự án, dịch vụ PPP đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Các lĩnh vực đầu tư trong Luật không nên mở quá rộng, chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực lớn, nguồn lực lớn mà nhà nước không đáp ứng được nên cần thu hút khối đầu tư tư nhân. Chung quan điểm, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng Luật này đụng chạm tới nhiều luật khác nên gặp nhiều khó khăn vì quy định pháp luật chồng chéo. Một trong những nội dung cần lưu ý là phải quy định rõ ràng nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư PPP để đảm bảo đầu tư an toàn, hài hòa lợi ích.

Còn theo đại diện Bộ Y tế, dự án Luật PPP cần thiết quy định quy mô tối thiểu của dự án PPP để phân luồng, tránh tình trạng triển khai các dự án nhỏ để đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tế đồng thời cần chú trọng tới cơ chế giám sát từ giai đoạn chuẩn bị dự án, triển khai dự án đến khi quyết toán để công trình đảm bảo đúng giá trị đã đề ra.


Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc yêu cầu Luật PPP cần tháo gỡ các vướng mắc, chồng chéo với các quy định pháp luật hiện hành, trong đó đảm bảo sự minh bạch, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đảm bảo sự quản lý của nhà nước trong việc đầu tư. Thứ trưởng đề nghị phạm vi lĩnh vực của Luật cần thu hẹp lại, chỉ quy định những lĩnh vực cần thiết để tập trung nguồn lực, đảm bảo đầu tư hiệu quả đồng thời cần rà soát lại các cơ quan có thẩm quyền liên quan. 

Về vấn đề hợp đồng, cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đặc biệt là của nhà nước khi vừa đóng vai trò quản lý nhà nước vừa đóng vai trò là nhà đầu tư. Theo đó, các bên tham gia ký kết hợp đồng đầu tư TPP cần tuân thủ nguyên tắc về tự do hợp đồng, không vi phạm điều cấm, tôn trọng và tuân thủ hợp đồng.

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.