Đảm bảo công tác bổ trợ tư pháp hiệu quả từ địa phương

“Nắm” đến 6 lĩnh vực được coi là “xương xẩu” gồm quản lý luật sư, giám định tư pháp, công chứng, chứng thực, trọng tài thương mại, bán đấu giá tài sản, hoạt động của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, góp một phần không nhỏ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ và ngành. Với khối lượng công đó, để hoàn thành và thậm chí “về đích sớm” là một thách thức với Vụ trong năm 2012 - như chia sẻ của bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp với PLVN.

 

“Nắm” đến 6 lĩnh vực được coi là “xương xẩu” gồm quản lý luật sư, giám định tư pháp, công chứng, chứng thực, trọng tài thương mại, bán đấu giá tài sản, hoạt động của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, góp một phần không nhỏ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ và ngành. Với khối lượng công đó, để hoàn thành và thậm chí “về đích sớm” là một thách thức với Vụ trong năm 2012 - như chia sẻ của bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp với PLVN.

Điểm nhấn là hướng mạnh về cơ sở
Năm 2012 được coi là năm quan trọng trong việc thực hiện các Chương trình, kế hoạch phát triển KTXH nói chung và phát triển Bộ, ngành Tư pháp nói riêng, đóng góp vào tiến trình đó, Vụ Bổ trợ Tư pháp xác định những nhiệm vụ nào là trọng tâm, thưa bà?
Bám sát vào các khâu đột phá chiến lược và Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2012, Vụ xác định năm nay phải tập trung vào tham mưu giúp Bộ xây dựng, hoàn thiện những thể chế pháp luật nền tảng trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp và tập trung cao độ cho việc triển khai có hiệu quả các văn bản trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành (Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Dự án Luật Giám định tư pháp và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng; Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020; các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 17 về bán đấu giá tài sản; Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020; Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; Luật Trọng tài thương mại ...).
Với chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, năm 2012, Vụ sẽ tăng cường tổ chức các đoàn công tác địa phương để kiểm tra, chấn chỉnh, uốn nắn các hoạt động thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản, luật sư, công chứng...; cải tiến việc trả lời kiến nghị của địa phương bảo đảm kịp thời đồng thời phát huy vai trò của Sở Tư pháp trong việc tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp. 
Đặc biệt, Vụ sẽ hướng dẫn, chỉ đạo nhân rộng việc thành lập Hội nghề nghiệp của công chứng viên ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Hiện nay, Hội công chứng thành phố Hà Nội đã được thành lập và đi vào hoạt động, bước đầu phát huy hiệu quả, tiếp theo trong quý II/2012, dự kiến sẽ thành lập Hội công chứng TP.HCM và nhân rộng tại các địa bàn khác, hướng tới thành lập Hội công chứng toàn quốc. 
Trong những nhiệm vụ đó, Vụ Bổ trợ tư pháp coi đâu là điểm nhấn để đạt mục tiêu “về đích sớm”?
Những nhiệm vụ nêu trên bản thân đã là các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm rồi, tuy nhiên, những “điểm nhấn” quan trọng mà Vụ phải tập trung ưu tiên là giúp Bộ xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; phối hợp chỉnh lý Dự án Luật Giám định tư pháp để trình Quốc hội xem xét, thông qua trong tháng 5/2012. Nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư được trình Quốc hội vào tháng 5/2012 bảo đảm chất lượng thì có thể coi đây là một trong những nhiệm vụ“ về đích sớm“ vì dự án luật này chỉ được xây dựng trong một thời gian rất ngắn (khoảng 4 tháng từ lúc xây dựng đến lúc trình Quốc hội). 
Điểm nhấn quan trọng nữa trong hoạt động của Vụ là về hướng mạnh về cơ sở, chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc bất cập, nhất là trong các lĩnh vực bán đấu giá tài sản, công chứng, luật sư..., giúp công tác bổ trợ tư pháp phát huy được hiệu quả, vai trò ngay tại địa phương. Vụ cũng đặt trọng tâm vào công tác cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, thực hiện quy trình hóa thủ tục tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và cấp các loại chứng chỉ hành nghề, giấy phép trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp như cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, bổ nhiệm công chứng viên, cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá, bảo đảm khách quan, đúng thời hạn quy định của pháp luật.
Căng hết mình cũng không kham hết việc
Vậy bà nhận định những thách thức mà Vụ sẽ phải đương đầu là gì trong quá trình “về đích sớm” và Vụ sẽ giải quyết những thách thức đó như thế nào?
Vụ Bổ trợ tư pháp là đơn vị quản lý nhưng năm 2012 phải tập trung quá nhiều vào việc xây dựng, hoàn thiện những thể chế lớn, quan trọng. Với khối lượng công việc đồ sộ như đã nói ở trên, với áp lực về mặt tiến độ công việc cũng như trong tình hình chung hiện nay thì đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị còn mỏng. So với khối lượng công việc đồ sộ, nhiều lĩnh vực còn thiếu các chuyên gia về xây dựng văn bản... khiến đội ngũ cán bộ, công chức “căng mình” cũng không kham hết. Đây thực sự là những thách thức không nhỏ trong quá trình triển khai các công việc của đơn vị. 
Ví dụ như đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sư, chỉ trong một trong thời gian rất ngắn (3 tháng xây dựng phải trình Chính phủ), Vụ đã phải tập trung nhân lực, thời gian (lãnh đạo và anh em trong đơn vị thường xuyên phải làm việc thêm giờ) để tiến hành triển khai một loạt các công việc như tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư; xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sư; tổ chức lấy ý kiến của các Bộ ngành và cơ quan có liên quan, phối hợp tiến hành thẩm định Dự án Luật và hoàn thiện Hồ sơ để trình Chính phủ theo đúng tiến độ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng... 
Trong năm 2012, Vụ sẽ tiếp tục phân cấp mạnh trong hoạt động quản lý điều hành, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo từng lĩnh vực, phát huy vai trò cấp phòng và trách nhiệm của từng chuyên viên, tăng cường phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, sắp xếp hợp lý công việc để có thể hoàn thành được khối lượng công việc.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Vụ sẽ hướng về tư pháp cơ sở như thế nào để lĩnh vực bổ trợ tư pháp cùng hoàn thành mục tiêu trong cuộc thi đua này trên cả nước?
Nói thật lòng là công tác bổ trợ tư pháp là công việc khó, nhưng lâu nay chưa được quan tâm nhiều ở một số địa phương. Lực lượng cán bộ phòng bổ trợ tư pháp nhiều địa phương hết sức mỏng dẫn đến nhiều công việc triển khai ở trung ương nhưng xuống đến cơ sở thì ách tắc, khó triển khai vì thiếu cán bộ và nguồn lực. Do đó, muốn để lĩnh vực bổ trợ tư pháp cùng hoàn thành mục tiêu trong cuộc thi đua này trên cả nước thì không chỉ có trách nhiệm của Vụ Bổ trợ tư pháp mà cần sự phối hợp của nhiều đơn vị thuộc Bộ và phải được sự quan tâm nhiều hơn nữa của cấp ủy, chính quyền địa phương. 
Về phía Vụ Bổ trợ tư pháp, năm 2012, Vụ sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, cũng như giải đáp những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương một cách nhanh chóng, kịp thời, đặc biệt là đối với những địa phương ở vùng sâu, vùng xa...; tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm về từng lĩnh vực, nhất là đối với những lĩnh vực như đấu giá tài sản, công chứng... ; gắn kết với địa phương nhiều hơn thông qua những chuyến công tác, khảo sát, làm việc với địa phương... để tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi những kinh nghiệm hay trong công tác quản lý; trên cơ sở đó, Vụ sẽ tham mưu, đề xuất các cấp có thẩm quyền những chính sách để tạo điều kiện cho địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ về bổ trợ tư pháp... 
Năm 2012, Vụ dự kiến thực hiện các cuộc giao ban trực tuyến chuyên đề để trao đổi, lắng nghe phản ánh và giải quyết các vướng mắc từ cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện trang tin điện tử về bổ trợ tư pháp để tạo điều kiện thông tin kịp thời giữa TƯ và địa phương...
Trân trọng cảm ơn Vụ trưởng và hy vọng, những „đích“ mà Vụ hướng tới trong năm 2012 sẽ đem lại bước tiến đột phá trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác bổ trợ tư pháp nói chung và từng lĩnh vực bổ trợ tư pháp nói riêng, góp phần vào việc củng cố và nâng cao vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng NNPQ XHCN!
Hương Giang (thực hiện)

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.