Chạnh lòng khi bà con khổ vì thiếu hiểu biết pháp luật

Là người đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau trước khi đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, bà Giàng Thị Hoa tâm sự, nhiều khi thấy chạnh lòng trước những hậu quả mà bà con dân tộc phải gánh chịu do không hiểu biết pháp luật...

Là người đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau trước khi đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, bà Giàng Thị Hoa tâm sự, nhiều khi thấy chạnh lòng trước những hậu quả mà bà con dân tộc phải gánh chịu do không hiểu biết pháp luật. Bởi vậy, trong điều kiện Điện Biên có tới 90% dân số thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, những gì làm được cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao  nhận thức của bà con dân tộc đều được lãnh đạo tỉnh hết sức làm.  

Hướng về cơ sở và đi vào chiều sâu

- Những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Điện Biên rất quan tâm tới công tác tư pháp, bà có thể cho biết sự quan tâm này được thể hiện cụ thể như thế nào?

- Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp địa phương.

Phó Chủ tịch tỉnh Điện Biên, bà Giàng Thị Hoa
Phó Chủ tịch tỉnh Điện Biên, bà Giàng Thị Hoa
UBND tỉnh thường xuyên chú trọng đến công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật phục vụ lãnh đạo quản lý điều hành; tập trung phân cấp mạnh hơn rõ hơn cho các cấp, các ngành; tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị.

Công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) cũng đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, ngày càng đi vào chiều sâu, bảo đảm tổ chức thực hiện các văn bản do cơ quan cấp trên ban hành và thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật.  

Chúng tôi cũng rất quan tâm tới công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với thực tiễn và trái thẩm quyền, khắc phục những “khoảng trống” trong điều chỉnh pháp luật và hạn chế những sai sót trong công tác ban hành văn bản pháp luật.

Ngoài ra, công tác theo dõi thi hành pháp luật và bồi thường nhà nước là những nhiệm vụ mới nhưng đã được triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu. Điều đánh ghi  nhận là trong thời gian qua tại Điện Biên chưa có trường hợp nào vi phạm phải thực hiện bồi thường theo Luật Bồi thường Nhà nước.

- Tỉnh Điện Biên đã tổ chức tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, xin bà cho biết, định hướng tiếp theo mà tỉnh sẽ thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho nhân dân trong tỉnh?

- Điện Biên là tỉnh miền núi, có trên 400 km đường biên giới tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Trung Quốc. Đến nay, Điện Biên vẫn là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước với nhiều đặc điểm có tính đặc thù cao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Năm 2010, tỉnh Điện Biên đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đạt  được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng. Dự ước tổng sản phẩm GDP năm 2010 đạt 2.002,8 tỷ đồng, tăng 12,48% so với năm 2009; tổng thu ngân sách đạt 273,5 tỷ đồng; tỷ lệ đói nghèo giảm 4,17%; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Sau khi tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, rút ra những bài học kinh nghiệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, chú trọng đi vào chiều sâu, hướng mạnh về cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân.
Chúng tôi cũng đồng thời quán triệt cho đối tượng cán bộ, công chức những văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho người dân; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Hiện nay, tại Điện Biên, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật đã được kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã và các ngành, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên.

Có thể nói, trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh ngày càng được đẩy mạnh, luôn có sự đổi mới về hình thức và biện pháp, phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Do đó, chất lượng ngày càng được nâng lên và đã thu hút được sự tham gia của đông đảo đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức bộ máy làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên đã được củng cố, kiện toàn, hàng năm đều được tập huấn kỹ năng, bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật mới.

Một giải pháp tôi cho rằng rất quan trọng, đó là xây dựng và kiện toàn mạng lưới tuyên truyền viên pháp luật và các Tổ hòa giải ở cơ sở. Điện Biên có tới 21 dân tộc sinh sống, ngôn ngữ đôi khi cũng bất đồng, một cán bộ tư pháp có giỏi đến mấy cũng không thể biết hết tiếng của bà con dân tộc để nói cho bà con hiểu, chứ chưa nói nói đến việc tuyên truyền pháp luật để bà con làm theo mình.

PCT tỉnh Điện Biên, Giàng Thị Hoa trong một lần cùng Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đi kiểm tra công tác tư pháp cơ sở
PCT tỉnh Điện Biên, bà Giàng Thị Hoa trong một lần cùng Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đi kiểm tra công tác tư pháp cơ sở

Bởi vậy, tại Điện Biên, mạng lưới các Câu lạc bộ, các Tổ hòa giải cơ sở đang từng bước được phủ sóng nhằm hỗ trợ người dân được tiếp cận và tìm hiểu pháp luật, góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, giải tỏa những tranh chấp, vướng mắc pháp luật ngay tại cơ sở, giữ gìn đoàn kết cộng đồng.

Tôi cho rằng, “cái bé” mà không làm tốt thì sẽ dẫn tới những hậu quả “to”. Mâu thuẫn ở cơ sở mà không được giải quyết tốt thì tình hình an ninh trật tự địa phương sẽ phải gánh thêm nhiều phiền phức. Đáng mừng là thời gian qua Điện Biên đã làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

Cần tháo gỡ đồng bộ về con người và thể chế

- Là tỉnh có tới gần 90% dân số thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, bà nhìn nhận thế nào về những khó khăn của công tác này trên địa bàn tỉnh?

- Nhận thức rõ hoạt động trợ giúp pháp lý là một chủ trương quan trọng của đảng và nhà nước ta, đặc biệt đối với tỉnh Điện Biên nên UBND tỉnh rất quan tâm tạo điều kiện cho trung tâm TGPL nhà nước của tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc kiện toàn cơ quan làm công tác TGPL cấp tỉnh và đã thành lập được 2 chi nhánh tại huyện Tuần Giáo và Mường Chà. 

Bà Giàng Thị Hoa sinh năm 1965, công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm1987 đến năm 2004. Bà đảm nhận cương vị Phó Ban Pháp chế chuyên trách HĐND tỉnh Điện Biên từ năm 2004 đến năm 2007. Tới năm 2007, bà giữ vị trí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên và tháng 8/2009, bà được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn giữ vị trí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

Tỉnh cũng đã có quyết định về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới Trung tâm TGPL nhà nước và chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đến năm 2015, tại tất cả các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh ( trừ huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ) đều thành lập chi nhánh của trung tâm.

Hàng năm, tỉnh luôn quan tâm giao đủ biên chế theo đề nghị của Sở Tư pháp, tuy nhiên, cái khó hiện nay là Trung tâm TGPL vẫn chưa tuyển dụng đủ biên chế theo kế hoạch được giao do thiếu nguồn cán bộ có đủ tiêu chuẩn.

Chúng tôi cũng xác định, công tác TGPL thời gian tới cần phải tiếp tục tăng cường, hướng mạnh về cơ sở, trở thành cầu nối giữa nhân dân với chính quyền thì mới đáp ứng được nhu cầu, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau và phần lớn đều là những công việc liên quan đến pháp luật trước khi đảm nhận cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh, theo đánh giá của bà, trong công tác tư pháp, nhất là tư pháp cơ sở, đâu là những tồn tại cần khắc phục?

- Theo tôi, có một số hạn chế đang ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tư pháp, đó là tình trạng chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn thấp, chưa chủ động, kịp thời; chậm cụ thể hóa các văn bản pháp luật của cấp trên. Bên cạnh đó, một số vấn đề bức xúc, ảnh hưởng ngay tới đời sống của người dân lại chậm được phát hiện.

Với tư pháp cơ sở thì hiệu quả hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp đông nhưng chưa mạnh, chưa có cơ chế vận hành đội ngũ này tham gia thường xuyên, chủ động trong thực hiện các Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài ra cũng phải kể đến một số bất cập trong hoạt động bổ trợ tư pháp, khiến công tác này chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đặc biệt là công tác hành chính tư pháp còn nhiều yếu kém, nhất là nghiệp vụ chứng thực và hộ tịch ở cơ sở.

Những vướng mắc này có lẽ không chỉ Điện Biên gặp phải mà tôi cho rằng đó là những khó khăn chung của tư pháp cơ sở và cần phải sớm có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ.

Xin cảm ơn bà.

Hồng Thúy (thực hiện) 

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.