20 năm nhiều đóng góp của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc

Bán đấu giá quyền sử dụng đất  tại Tân Tiến- huyện Vĩnh Tường
Bán đấu giá quyền sử dụng đất tại Tân Tiến- huyện Vĩnh Tường
(PLO) -Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp Vĩnh Phúc. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản đã hoạt động có hiệu quả công tác đấu giá tài sản, đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên tham gia, nộp ngân sách Nhà nước hàng năm ngày càng tăng, góp phần thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.

Từ những ngày đầu mới thành lập (năm 1997), Trung tâm chỉ có 2 công chức, cơ sở vật chất còn khó khăn, thể chế pháp luật về bán đấu giá tài sản mới hình thành.  Xác định bán đấu giá tài sản là hoạt động bổ trợ tư pháp, hoạt động dịch vụ pháp lý có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cũng như sự phối hợp của các sở, ngành liên quan, Trung tâm đã từng bước được củng cố, kiện toàn và phát triển.

Đến nay, Trung tâm không ngừng lớn mạnh về số lượng biên chế cũng như số lượng công việc, trưởng thành về kỹ năng hành nghề và kinh nghiệm hoạt động. Trung tâm có 13 biên chế, trong đó có 3 Lãnh đạo Trung tâm, 5 Đấu giá viên và 3 phòng chuyên môn, cơ bản đáp ứng, phục vụ tốt dịch vụ của quá trình bán đấu giá tài sản hiện nay.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc hiện đại; đồng thời chú trọng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản, luôn đảm bảo tốt việc công khai, minh bạch thủ tục, hồ sơ bán đấu giá của đơn vị, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công tác chuyên môn và nâng cao hiệu quả công việc; từng bước đổi mới và hoàn thiện quy trình xử lý công việc, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và viên chức, người lao động; đặc biệt luôn hướng tới việc phục vụ tốt khách hàng. Trong những năm qua, Trung tâm được UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân tin tưởng trực tiếp ký kết, thực hiện nhiều hợp đồng bán đấu giá tài sản. 

Đặc biệt, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản ban hành, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng về bán đấu giá tài sản và đã tạo ra một bước ngoặt trong hoạt động của Trung tâm. Theo đó, hoạt động bán đấu giá đã chuyển dần từ hoạt động hành chính sang xã hội hóa với sự tham gia cạnh tranh của các doanh nghiệp đấu giá tài sản. Từ ngày 01/7/2017, công tác đấu giá tài sản chuyển sang một giai đoạn mới theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội mới đối với Trung tâm trong quá trình chuyên nghiệp hóa, hòa nhập tốt vào xu thế xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản. 

20 năm qua với những nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của tập thể công chức, viên chức Trung tâm luôn là địa chỉ được các chủ sở hữu hợp pháp về tài sản, người có thẩm quyền xử lý tài sản lựa chọn khi cần thực hiện bán đấu giá tài sản; thể hiện qua số lượng, giá trị hợp đồng cũng như kết quả đấu giá thành ngày càng tăng cao.

Trung tâm đã ký kết 8.954 hợp đồng, trong đó đã thực hiện xong 8.103 hợp đồng, với giá khởi điểm là 1.802.684.901.948 đồng và giá bán được 1.838.820.175.900 đồng, đấu giá vượt so với giá khởi điểm, tăng thu cho ngân sách Nhà nước hơn 36.000.000.000 đồng. Trung tâm chủ yếu tiếp nhận bán đấu giá các tài sản là: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng bị xử lý do vi phạm nghĩa vụ trong  giao dịch bảo đảm, các tài sản thi hành án phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật và tài sản là quyền sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất.

Quá trình triển khai, thực hiện các hoạt động bán đấu giá tài sản đều được diễn ra một cách công khai, chặt chẽ và nghiêm minh theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp chây ỳ, chống đối. Vì vậy nên có nhiều vụ, việc phức tạp nhưng Trung tâm đã thực hiện bán đấu giá thành công, thậm chí nhiều phiên bán đấu giá cao gấp 2 lần so với giá khởi điểm. Chỉ tính riêng trong năm 2017, Trung tâm đã thực hiện 2 cuộc bán đấu giá tài sản và đã thu chênh lệch so với giá khởi điểm gần 20 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước. 

Với những thành tích đã đạt được, tập thể, cá nhân của Trung tâm nhiều năm liền được tặng Bằng khen của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh và Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp về thành tích đã đạt được trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Đó là niềm tự hào, là động lực để những người làm công tác bán đấu giá tài sản cố gắng hết mình với niềm đam mê trong công việc.

Kế thừa và phát huy những thành quả đạt được, Trung tâm sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nhân lực, không ngừng đổi mới, có nhiều giải pháp tốt, tăng cường hiệu quả hoạt động chuyên môn, tạo nền tảng vững chắc để đảm bảo sự phát triển bền vững của Trung tâm. Trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc, lựa chọn những hình thức thiết thực, mang  tính hiệu quả cao phù hợp với Luật Đấu giá và các văn bản hiện hành để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Phấn đấu xây dựng Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản trở thành một đơn vị bán đấu giá có quy mô và uy tín nhất trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.