Xác định rõ đối tượng được trợ giúp pháp lý

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
(PLO) - Sáng hôm nay (10/11), Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về luật Trợ giúp pháp lý TGPL (sửa đổi). Các ĐBQH đã rất tán đồng với Ban soạn thảo về quy định mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý. Theo ý kiến của một ĐBQH, việc trợ giúp pháp lý chính là để thực hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Một trong những sửa đổi quan trọng của Dự thảo luật TGPL lần này là mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý. Phát biểu trong phiên thảo luận sáng nay, các ĐBQH đã rất tán thành với chủ trương này của Chính phủ. 

Thay mặt cử tri tỉnh Bến Tre, đóng góp ý kiến trong phiên họp về Dự luật này,  ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói:  Có nhiều hình thức trợ giúp pháp lý. Trợ giúp có  thu phí, trợ giúp nội bộ, trợ giúp thiện nguyện và đối tượng trợ giúp của chúng ta trong luật này là người có công, đối tượng yếu thế trong xã hội, và được thực hiện bằng nguồn lực ngân sách.

Nói về việc trợ giúp pháp lý cho người có công, ĐB cho rằng  “nó là truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là  đạo lý “quốc bảo của Việt Nam”.” Theo đại biểu, những người này cần được trợ giúp pháp lý không cần họ phải chứng minh là họ không có tiền.  Đối tượng thứ hai cần được trợ giúp pháp lý là những người yếu thế trong xã hội. Đặc trưng riêng của nhóm đối tượng này là thiếu hiểu biết, không có tiền. Theo ông, cần phải rà soát để tránh tràn lan. Bởi mỗi đối tượng sẽ có trợ giúp ở ngạch riêng.”

ĐB  Phạm Đinh Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng phát biêu: “Tôi đánh giá cao Dự thảo của luật. 10 năm qua, chúng ta đã thể hiện tính nhân văn cao cả, sâu sắc của nhà nước, quan tâm đến người có công, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Qua đó, tạo cơ sở pháp ý quan trọng, thúc đẩy công tác  trợ giúp. Hàng năm hàng ngàn số phận con người đã được trợ giúp pháp lý.” 

Đồng tình với phạm vi điều chỉnh của Dự luật, ĐB cho biết nếu theo ý kiến của một số ĐB khác để mở rộng đối tượng hơn nữa thì “không thể Nhà nước nào trợ giúp được.” 

Kết thúc buổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ giải trình một số ý kiến của các ĐB trong phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, mục tiêu của việc sửa đổi Luật TGPL lần này là trả lại bản chất của trợ giúp pháp lý là giúp đỡ người có công, người yếu thế trong xã hội. “Và xã hội hóa được thì tốt, còn nếu không thì đó vẫn là trách nhiệm của nhà nước’, Bộ trưởng khẳng định.

Theo Bộ trưởng, đối tượng  được trợ giúp pháp lý của chúng ta hiện nay nay rộng nhất thế giới.  Nhận định này được so sánh với luật của các nước và các điều ước quốc tế liên quan.  

Bộ trưởng nói: “Chính sách của ta rất nhân văn, nhiều đối tượng chính sách. Ý định của Ban soạn thảo là cho đúng bản chất của nó, là đối tượng được xác định rõ ràng. Con số cụ thể bao nhiêu sẽ Chính phủ nghiên cứu, Sẽ phù hợp với thông lệ của quốc tế.

Quốc hội khóa XI thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) ngày 29/6/2006 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy công tác TGPL phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu TGPL, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật nói chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn nói riêng. 

Tuy nhiên, theo Luật TGPL hiện hành, diện người được TGPL còn chưa đầy đủ. Quy định về đối tượng được TGPL chưa bảo đảm tính hợp lý, còn tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau do có sự thay đổi, bổ sung trong các chính sách an sinh xã hội (như Nghị định hướng dẫn Luật TGPL, các Luật có liên quan ban hành sau Luật TGPL quy định về người được TGPL gồm nạn nhân bị mua bán theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật năm 2010, trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016). 

Hơn nữa, quy định người được TGPL cũng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tiễn và tinh thần Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và các điều ước quốc tế liên quan khác mà Việt Nam là thành viên. Mặt khác, khoảng cách trong việc tiếp cận pháp luật có sự chênh lệch, một số đối tượng khó khăn về tài chính không có điều kiện chi trả cho các dịch vụ pháp lý nhưng chưa được tiếp cận dịch vụ TGPL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hoạt động TGPL với bản chất là giúp đỡ các đối tượng yếu thế giải quyết các vụ việc cụ thể khi họ phải đối mặt với pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động TGPL đang lẫn lộn với các hoạt động khác, nhiều lúc TGPL được thực hiện một cách dàn trải, thậm chí còn mang tính chất phong trào. Một nguồn lực lớn của Nhà nước dành cho các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL, TGPL lưu động. Trong khi đó, số lượng vụ việc TGPL được thực hiện bằng các hình thức như tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở và tư vấn tiền tố tụng là những yêu cầu thiết thực và đúng bản chất của TGPL thì còn hạn chế so với yêu cầu thực tiễn.

Dự thảo Luật TGPL (sửa đổi) gồm 08 Chương, 49 Điều, được thiết kế theo hướng:  Kế thừa quy định người được TGPL từ Luật TGPL năm 2006 bao gồm: Người thuộc hộ nghèo; người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người cao tuổi, trẻ em và người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn về tài chính.

Bổ sung các đối tượngđược TGPL trong các luật ban hành sau Luật TGPL năm 2006 và Nghị định hướng dẫn Luật TGPL hiện hành bao gồm: nạn nhân trong vụ việc mua bán người có hoàn cảnh khó khăn về tài chính; trẻ em bị buộc tội; người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn về tài chính bị buộc tội.

Bổ sung mới một số đối tượng chưa được pháp luật hiện hành quy định bao gồm: Người thuộc hộ cận nghèo bị buộc tội; nạn nhân trong vụ việc bạo lực trên cơ sở giới có hoàn cảnh khó khăn về tài chính.

Theo Ban soạn thảo, việc lựa chọn những người được TGPL đã có sự cân nhắc kỹ bảo đảm phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở cân đối nguồn lực về con người và ngân sách, nhằm mục tiêu TGPL được cung cấp cho những người thực sự có nhu cầu nhưng không có khả năng tài chính để thuê dịch vụ pháp lý, bảo đảm tính khả thi của pháp luật khi được ban hành. 

Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về  người có “hoàn cảnh khó khăn về tài chính” tại Nghị định cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ phát triển của đất nước./.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.