Tránh rơi vào “bẫy” của tội phạm

Tránh rơi vào “bẫy” của tội phạm
(PLVN) - Đây là lưu ý của Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm khi dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tổng kết chuyên đề của lực lượng Cảnh sát hình sự và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 diễn ra ngày 4/7.


Trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy xảy ra 25.617 vụ phạm pháp hình sự, giảm 255 vụ so với cùng kỳ năm 2018. Các án giảm gồm chống người thi hành công vụ  xảy ra 193 vụ, giảm 4,46%; cướp tài sản 478 vụ (4,02%); cố ý gây thương tích 4.410 vụ, giảm 2,61%...

6 tháng đầu năm, toàn lực lượng đã khám phá 21.071 vụ phạm pháp hình sự, bắt 45.570 đối tượng; triệt phá 1.392 băng, nhóm tội phạm các loại; khởi tố hơn 35 nghìn vụ, 53.479 bị can; bắt vận động đầu thú, thanh loại 2.832 đối tượng truy nã, trong đó có 655 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự phát biểu tại Hội nghị, ảnh: BáoCAND
Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự phát biểu tại Hội nghị, ảnh: BáoCAND

Công an các đơn vị, địa phương đã xác lập nhiều chuyên án lớn, bắt giữ nhiều đối tượng và điều tra, mở rộng phát hiện thêm hàng trăm vụ phạm pháp hình sự, nhất là tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật, tiêu thụ tài sản do người  khác phạm tội mà có.

Biểu dương những thành tích, kết quả công tác mà lực lượng Cảnh sát hình sự đạt được thời gian qua, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, mặc dù chỉ tiêu giảm tội phạm chưa đạt yêu cầu nhưng khi tấn công quyết liệt thì có những loại tội phạm tỷ lệ sẽ tăng như tội phạm ma túy, tội phạm băng nhóm, tín dụng đen... Do đó, mục tiêu là từ kỳ sau sẽ giảm tỷ lệ tội phạm và giảm được lâu dài.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, lực lượng Công an hiện nay là mục tiêu tấn công của tội phạm, chúng lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc đến tấn công, đe doạ, khống chế. “Không chỉ cán bộ, chiến sĩ mà cả gia đình cũng bị đe doạ. Nếu mua chuộc không được, tấn công không xong thì tung tin giả, tố cáo, vu khống cán bộ. Chính vì vậy, chúng ta phải xác minh, làm rõ nếu không sẽ vào bẫy của tội phạm” – Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý và nhấn mạnh “Bộ sẵn sàng bảo vệ cán bộ, chiến sĩ khi bị đối tượng tấn công, bôi xấu nhưng cũng rất kiên quyết xử lý nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm; xem xét nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu. Tuyệt đối cấm cán bộ, chiến sĩ quan hệ với tội phạm và các đối tượng hình sự, góp vốn, bảo kê cho tội phạm”.

Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị lực lượng Cảnh sát hình sự cần đặc biệt coi trọng làm tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, đây là công tác xương sống của công tác Công an. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa công tác điều tra và trinh sát, bố trí cán bộ theo hướng điều tra viên phải giỏi cả trinh sát và điều tra và ngược lại; phải nắm sát tình hình, tập trung giải quyết tốt các tội phạm nổi lên trong thời gian qua như tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; các băng nhóm tội phạm cờ bạc, bảo kê, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê, tín dụng đen, tội phạm núp bóng doanh nghiệp. 

Bộ trưởng đánh giá, tội phạm núp bóng doanh nghiệp là tội phạm phức tạp, nguy hiểm, cần phân công trách nhiệm để tổ chức đấu tranh”. Đặc biệt, tiếp tục phát huy khí thế đã đạt được trong giải quyết vấn đề “tín dụng đen”, cần tập trung mạnh hơn nữa. Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lực lượng liên quan giám sát chặt chẽ người nghiện, hạn chế việc phát sinh tội phạm; rà soát, tháo gỡ về pháp luật, tạo hành lang pháp lý trong đấu tranh, xử lý tội phạm… 

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.