Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ công bố xã Quế Phú đạt chuẩn nông thôn mới

Thủ tướng dự lễ công bố xã quê hương đạt chuẩn nông thôn mới
Thủ tướng dự lễ công bố xã quê hương đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Ngày 23/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến Quảng Nam để dự lễ công bố xã Quế Phú (huyện Quế Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là quê hương, nơi mà Thủ tướng sinh ra và lớn lên.  

Quế Phú là xã đồng bằng thuộc vùng Đông của huyện Quế Sơn, cách trung tâm huyện 20km về phía Đông, cách TP. Tam Kỳ 32km về phía Nam; với diện tích tự nhiên 1.706,44 ha, có 2.642 hộ, 9577 nhân khẩu và chia làm 12 thôn (nay sáp nhập còn 8 thôn)...

Lãnh đạo xã Quế Phú chia sẻ, địa phương triển khai thực hiện Chương trình NTM trong thời điểm còn nhiều khó khăn, thách thức. Bởi xã vừa chia tách, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém nhất là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ còn quá nhỏ bé, thu ngân sách địa phương hàng năm chủ yếu là nhận điều tiết từ cấp trên. Khi mới triển khai Chương trình NMT xã chỉ đạt 2/19 tiêu chí.

Thủ tướng phát biểu tại Lễ công bố xã nông thôn mới
Thủ tướng phát biểu tại Lễ công bố xã nông thôn mới

Trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ của các cấp, chính quyền và nhân dân xã Quế Phú đã chú trọng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội, tập trung phát triển sản xuất, đưa tiến bộ KHKT, cơ giới hóa và giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo...

Qua 8 năm triển khai Chương trình NTM, xã Quế Phú đã vận động nhân dân hiến hơn 10.500m2 đất, tháo dỡ 530m tường rào để mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng theo quy hoạch. Đầu tư xây dựng được 6,8km đường trục xã; 1,16km đường trục thôn; 9,77km đường giao thông nông thôn; 15,56km đường giao thông nội đồng; 14,77km kênh mương nội đồng. 

Đến nay, trên địa bàn xã Quế Phú không còn đường lầy lội, gần 100% diện tích đất lúa được dồn điền đổi thửa và chủ động về nước tưới. Xây dựng mới trụ sở xã, nhà văn hóa xã, sửa chữa và làm mới 12 nhà sinh hoạt văn hóa thôn, 5 khu thể thao thôn, xây dựng hơn 5km đường chiếu sáng. Xóa hơn 500 nhà dột nát, xuống cấp... Vận động nhân dân tự chỉnh trang xây dựng nhà cửa, tường rào cổng ngõ, cải tạo vườn tạp, mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế gia đình, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn xã.

Thủ tướng thăm hỏi bà con xã Quế Phú, nơi Thủ tướng sinh ra và lớn lên
Thủ tướng thăm hỏi bà con xã Quế Phú, nơi Thủ tướng sinh ra và lớn lên

Xã Quế Phú cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng cơ giới hóa và sản xuất. Chỉnh trang dồn điền đổi thửa trên 500ha đất lúa. Đến nay xã có 26 máy giặt đập liên hợp, 18 máy cày làm đất...

Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện giảm còn 2,89%, so với năm 2010 giảm 16,38%. Giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động với mức lương từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/ tháng. Tỉ lệ học sinh đến trường đạt 100%. Trên 93% người dân đóng bảo hiểm y tế. Có 7/8 thôn đạt danh hiệu “thôn văn hóa” 3 năm liền trở lên. Công tác bảo vệ môi trường từng bước được cải thiện, xã đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án thu gom rác thải trên địa bàn. Đến nay đã triển khai 8/8 thôn, trên 100% hộ tham gia...

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng và tự hào với những gì mà quê hương mình đã đạt được trong quá trình xây dựng NMT.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Phú.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Phú.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý rằng, cần tiếp tục nâng cao mức sống của người dân, cần phấn đấu và khắc phục những tồn tại và khó khăn trong vật chất cũng như tinh thần. Cần làm sao để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đó mới là mục tiêu bền vững của bà con trong xã chúng ta. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chúng ta cần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hệ thống ấy hoạt động tốt hơn, phục vụ cho dân tốt hơn, lo cho dân nhiều hơn, không được quyền xa dân, quan liêu, tham nhũng tiêu cực… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng mà thế hệ cha ông đã phấn đấu kiên trì qua nhiều thế hệ. Làm sao phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, giúp đỡ lẫn nhau để giữ lấy truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đã để lại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý đến vấn đề môi trường sống, nhiều nơi còn chưa ngăn nắp, còn mất trật tự vệ sinh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn cần có một môi trường xanh trong xã đảm bảo ngăn nắp trật tự vệ sinh. Để làm sao môi trường xã Quế Phú điển hình hơn trong phát triển NTM. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dặn dò, cũng cần tăng cường quản lý các tệ nạn xã hội, những mặt trái của kinh tế thị trường, ngăn chặn xì ke, hút chích, đánh bạc, số đề, cho vay nặng lãi, đua xe trái phép… để người dân an tâm. Thủ tướng cũng chỉ đạo cần phát triển kinh tế nông thôn, phát triển đô thị để hoàn thiện chỉ tiêu NTM một cách xứng tầm.

Chiều ngày 23/3, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại yêu cầu lãnh đạo tỉnh giải bài toán tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế địa phương trong vòng 5 năm.

Cho rằng Quảng Nam có vị thế mới, từ một trong những tỉnh nghèo nhất nước nay vươn lên, có mức thu ngân sách khoảng 1 tỷ USD, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương, Thủ tướng nhắc lại phát biểu trong cuộc làm việc tại tỉnh cách đây một năm rằng tỉnh cần phấn đấu tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế trong vòng 5 năm tới. Vậy Quảng Nam làm gì để đạt được điều đó, Thủ tướng đặt vấn đề mở đầu cuộc làm việc.

 

Báo cáo với Thủ tướng, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, GRDP bình quân đầu người đạt 61 triệu đồng. Quý I năm nay, thu ngân sách đạt 7.500 tỷ đồng, xuất khẩu 1.900 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có hơn 6.700 doanh nghiệp hoạt động. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 3 năm gần đây đều năm trong top 10 tỉnh, thành phố có chỉ số tốt. Số dự án FDI trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực là 166 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5,78 tỷ USD.

Trong năm 2019, tỉnh xác định tập trung công tác lập và quản lý quy hoạch, trong đó phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai lập quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Chu Lai; tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nhân lực, phát triển doanh  nghiệp và khởi nghiệp…

Góp ý cho tỉnh Quảng Nam, đại diện một số bộ, ngành cho rằng tỉnh cần đa dạng nguồn thu khi Khu kinh tế mở Chu Lai đóng góp đến 70% thu ngân sách của tỉnh, địa phương hiện có tới 11 khu công nghiệp, khu kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng du lịch rất nhanh (quý I/2019 tăng 25%, đạt 2 triệu lượt khách), tỉnh cần rà soát quy hoạch du lịch, thu hút nhà đầu tư, phát triển nguồn nhân lực về du lịch, bảo tồn, phát huy giá trị di sản, gồm Phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, chống sạt lở bờ biển Cửa Đại…

Đánh giá cao tinh thần đổi mới tư duy, giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho phát triển của Quảng Nam, Thủ tướng đặt vấn đề, động lực tăng trưởng nào đối với tỉnh giàu truyền thống cách mạng này. Theo Thủ tướng, đó là cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển thành một trung tâm du lịch của Việt Nam; phát triển đô thị, nông nghiệp và miền núi.

“Sản phẩm gỗ xuất khẩu cả nước hơn 10 tỷ USD, trong khi Quảng Nam có núi đồi chiếm 3/4 diện tích. Đây có phải động lực cho phát triển không? Văn hóa miền núi có phải động lực phát triển không?”, Thủ tướng đặt câu hỏi. “Và động lực rất lớn, rất bao trùm, đó là công tác xây dựng Đảng, bao gồm tổ chức, bộ máy và cán bộ. Làm thật tốt chính là động lực bao trùm nhất để sự phát triển bền vững của Quảng Nam”.

Thủ tướng yêu cầu Quảng Nam phải đoàn kết, xốc tới, hoàn thành vượt mức, bứt phá kế hoạch 2019.
Thủ tướng yêu cầu Quảng Nam phải đoàn kết, xốc tới, hoàn thành vượt mức, bứt phá kế hoạch 2019.

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Quảng Nam phải tăng quy mô nền kinh tế gấp 2 lần sau 5 năm, trở thành tỉnh khá giả về thu nhập vào năm 2025, đưa Quảng Nam - Đà Nẵng - Quảng Ngãi trở thành một cực tăng trưởng mới với sức lan tỏa ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

“Chúng ta đang nói cực tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Hà Nội-Hải Phòng, các đồng chí phải là một cực tăng trưởng, xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước, chứ không phải miền Trung lúc nào cũng chỉ kêu khổ, thiên tai, lũ lụt, phải xin trợ cấp ngân sách. Miền Trung phải tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo và là một cực tăng trưởng mới của sự phát triển. Và Quảng Nam, là tỉnh thiên thời, địa lợi, nhân hòa, tiếp tục phát triển miền Đông để có nguồn lực phát triển tốt hơn miền Tây, “cái nôi” của cách mạng trong kháng chiến”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng đã cho ý kiến về một số kiến nghị của Quảng Nam. Về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị Di sản văn hóa Thế giới đô thị cổ Hội An, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện chỉ  đạo của Thủ tướng tại văn bản số 1318 ngày 18/2/2019 của Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thẩm định việc điều chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng cảng hàng không Chu Lai theo đúng quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định ngay trong quý II/2019.

“Quảng Nam phải đoàn kết, xốc tới, xây dựng một Quảng Nam phát triển để hoàn thành vượt mức, bứt phá kế hoạch 2019, đóng góp vào sự phát triển của Trung ương”, Thủ tướng nói.

 

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.