Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Chính phủ chỉ bàn tiến, không bàn lùi'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo.
(PLVN) - Chiều 4/5, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả, điểm tích cực, tiến bộ về tình hình kinh tế - xã hội. Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành phải xem lại những bất cập trong phạm vi quản lý, nhất là với những vấn đề gây bức xúc cho nhân dân, có ngay giải pháp để xử lý.

Có hồ sơ để 5-6 tháng không trình lên Thủ tướng

Tại phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, càng khó khăn càng nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2019 của cả nước. Chính phủ chỉ bàn tháo gỡ để tiến lên, không bàn lùi”.  

Thủ tướng cũng lưu ý, từ nay tới cuối năm, nhiệm vụ của các bộ, ngành và địa phương rất nặng nề. Do đó, các cơ quan này cần cố gắng hơn, đề ra các giải pháp, đối sách khả thi trước mắt và trung hạn, phù hợp với những diễn biến mới, các động thái chính trị, kinh tế, ngoại giao của các nước, các đối tác quốc tế và khu vực.

Các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt nghiêm túc thực hiện phương châm 12 chữ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn nữa các Nghị quyết của Chính phủ, bám sát mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và hàng quý để  điều hành; cắt giảm thủ tục hành chính thực chất hơn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh quyết liệt, hiệu quả.

Người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở, một số tỉnh phản ánh trình hồ sơ lên các bộ để rất lâu, rất chậm, tinh thần trách nhiệm trong phối hợp không phải đã tốt hết mà còn trắc trở. Do đó, các cơ quan, ban ngành phải xem lại tình trạng tiếp nhận, trình ký hồ sơ tới đâu, có khó khăn phải giải quyết, báo cáo.

“Phần lớn hồ sơ trình tôi ký ngay trong ngày. Nhưng tôi cũng nghe nói có hồ sơ để 5-6 tháng chưa trình lên Thủ tướng. Kỷ luật, kỷ cương phải “hâm nóng” thường xuyên để phục vụ nhân dân tốt hơn”- Thủ tướng cho biết. 

Làm rõ trách nhiệm gây chậm trễ đầu tư công

Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng chỉ đạo phải tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, không vì tăng trưởng mà vi phạm chỉ tiêu lạm phát. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện tốt chính sách tiền tệ, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Cùng với đó, cần có biện pháp bảo đảm tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hợp lý để thúc đẩy sản xuất kinh doanh; chú trọng hơn nữa công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, không để xảy ra tình trạng mất an toàn. Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước, siết chặt và tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách; điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; tiết kiệm tối đa chi phí tổ chức hội nghị, khánh tiết, công tác nước ngoài...

Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cùng Ban soạn thảo sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công và chủ trương xây dựng Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). “Nghiêm khắc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân gây chậm trễ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2019 gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và chỉ đạo đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Bộ Xây dựng cần theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường bất động sản; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. 

Theo người đứng đầu Chính phủ, môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính là vấn đề rất quan trọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo đầy đủ về tình hình thực hiện Nghị quyết 02 tại phiên họp Chính phủ tháng 5, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo…  Sớm xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết cụ thể hóa một số chính sách hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với các vấn đề xã hội, Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, mê tín dị đoan để hoạt động thu lợi bất chính; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các bộ, ngành, địa phương theo phân công cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2019.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, sai phạm trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh đại học năm 2018 và những năm trước, đảm bảo không có vùng cấm, tiếp tục lấy lại sự công bằng trong thi cử, rút kinh nghiệm, tiếp tục rà soát các tình huống, nguy cơ để không xảy ra tiêu cực, sai phạm nào trong năm 2019. “Thái độ Chính phủ về vấn đề này rất cương quyết”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tại buổi họp báo Chính phủ, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra giá điện, vậy kiểm tra cụ thể thế nào, bắt đầu từ đâu? Trong khi thực tế, trước khi tăng giá các bộ, ngành có đánh giá tác động tăng giá, nhưng vừa rồi phải làm lại, vậy trách nhiệm giám sát của Bộ Công Thương ở đâu trong việc tăng giá điện này? 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời, trước khi có quyết định tăng giá điện, Bộ Công Thương cùng các cơ quan thẩm định, trong đó có Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính và nhiều cơ quan liên quan, đã có đánh giá tác động trình Chính phủ xem khi tăng giá điện ảnh hưởng mặt hàng khác như thế nào. Còn lãnh đạo Chính phủ, cụ thể là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương đánh giá tác động gián tiếp tăng giá điện, báo cáo lại các cấp có thẩm quyền.

Cũng theo ông Hải, Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước đã thực hiện các biện pháp như: Yêu cầu EVN  phải tiếp nhận xử lý giải đáp đầy đủ thắc mắc của khách hàng liên quan đến hoá đơn tiền điện tháng 4, trong trường hợp có lỗi phải xử lý nghiêm khắc sai phạm.

EVN tiếp tục thông tin, tuyên truyền về việc điều chỉnh giá điện để khách hàng hiểu rõ về cách tính mới, nguyên nhân tăng, mục đích tính giá điện theo bậc thang đối với hộ gia đình. Cuối cùng, EVN phải tiếp tục hoàn thiện cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, đặc biệt trong những tháng nắng nóng...

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.