Thủ tướng đối thoại với các doanh nghiệp hàng đầu Đan Mạch

Thủ tướng cùng các đại biểu dự buổi tọa đàm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng cùng các đại biểu dự buổi tọa đàm. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Cho biết nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là công xưởng mới, là trung tâm công nghiệp mới của thế giới, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Đan Mạch ủng hộ, thúc đẩy việc sớm ký, phê chuẩn Hiệp định EVFTA, từ đó tạo nên câu chuyện thần tiên mới về thành công…

Trưa 20/10 theo giờ địa phương (chiều 20/10 giờ Việt Nam), tại Copenhagen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự đối thoại bàn tròn cấp cao với các doanh nghiệp hàng đầu của Đan Mạch đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam.

Sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch tổ chức. Cùng dự có một số bộ, ngành và doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Hoan nghênh các doanh nghiệp lớn của Đan Mạch dự tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong chuyến tham dự Hội nghị ASEM 12, Hội nghị P4G và thăm Đan Mạch, ông đã có nhiều cuộc trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp sở tại.

Thủ tướng bày tỏ vui mừng đối thoại với các doanh nghiệp Đan Mạch, “cùng các bạn chia sẻ các ý tưởng, các giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Đan Mạch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ”. “Tôi mong các doanh nghiệp Đan Mạch sẽ sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trở thành cầu nối để củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hai bên”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới với quy mô dân số đang tiệm cận 100 triệu dân. Trong đó, 60% dân số có tuổi dưới 35. Việt Nam có lợi thế về khả năng cung cấp một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Tăng trưởng GDP ở mức cao.

Thủ tướng khẳng định cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với cam kết tiêu chuẩn cao, tiên tiến trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng đến các chuẩn mực OECD. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng khẳng định cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với cam kết tiêu chuẩn cao, tiên tiến trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng đến các chuẩn mực OECD. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Việt Nam đã chủ động hội nhập quốc tế, đã ký, tham gia và đang đàm phán 16 FTA, mở ra quan hệ thương mại tự do với gần 60 nước, đối tác lớn trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là công xưởng mới, là trung tâm công nghiệp mới của thế giới với độ mở thương mại rất lớn, tương đương 200% GDP.

Ngày càng nhiều tập đoàn quốc tế lớn lựa chọn Việt Nam để phát triển trung tâm sản xuất khu vực và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có những tên tuổi lớn của Đan Mạch như Carlsberg, Lego… đã kinh doanh hiệu quả ở Việt Nam.

“Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật, phát triển bền vững, chú trọng tạo việc làm và đặc biệt là cải thiện đời sống người dân”, Thủ tướng nói. 

Theo Thủ tướng, từ khi nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện năm 2013, quan hệ Việt Nam – Đan Mạch không ngừng phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng, đạt trên 664 triệu USD năm 2017, gấp 4 lần so với năm 2005 và hơn 2 lần năm 2010. Hiện có hơn 130 doanh nghiệp Đan Mạch đang hoạt động kinh doanh sôi động tại Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của nhân dân hai nước.

“Có mặt tại đây là các doanh nghiệp hàng đầu, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Đan Mạch. Tôi rất mong các bạn sẽ chủ động tích cực hơn nữa để mở rộng đầu tư, giao thương ở Việt Nam trong đó có các lĩnh vực vận tải biển, xây dựng cảng biển, đóng tàu, chế tạo thiết bị năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, chăn nuôi thủy sản bền vững, chế biến thực phẩm, công nghiệp dược, y tế và giáo dục, kể cả việc xây dựng thành phố thông minh”, Thủ tướng nói. “Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ và đồng hành cùng các bạn. Các doanh nghiêp Việt Nam luôn mong muốn hợp tác với các đối tác có công nghệ tiên tiến, có chuỗi cung ứng và giá trị quốc tế của Đan Mạch”.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng khẳng định cam kết tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với cam kết tiêu chuẩn cao, tiên tiến trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng đến các chuẩn mực OECD; tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế, pháp luật, hạ tầng và nguồn nhân lực; phát triển chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch và chi phí hành chính. Xây dựng môi trường chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Thủ tướng nhấn mạnh, thế giới có nhiều biến động. Cơ hội và thách thức đan xen nhau. Kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa sâu rộng. Cùng với những nỗ lực của mọi quốc gia vì mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta chỉ có thể phát triển mạnh mẽ nếu có sự đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch cùng cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ và thúc đẩy việc hai bên Việt Nam – EU sớm ký, phê chuẩn Hiệp định EVFTA, hiệp định đầu tư IPA, trên cơ sở đó, chúng ta quyết tâm hợp tác thực thi các hiệp định quan trọng này một cách hiệu quả để tạo nên câu chuyện thần tiên mới về thành công, hướng tới sự thịnh vượng chung của người dân hai nước.

Tại đối thoại, Thủ tướng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đã trả lời câu hỏi, giải đáp những vấn đề mà doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm trong các lĩnh vực như quản lý nước, phát triển năng lượng tái tạo, cổ phần hóa, cảng biển, thủ tục hành chính…

Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và mời gọi các doanh nghiệp có tiềm năng của Đan Mạch tham gia, với tinh thần minh bạch, công khai, hiệu quả.

Trước đề xuất của doanh nghiệp Đan Mạch hoạt động trong lĩnh vực cảng biển về việc tổ chức một hội nghị với sự tham gia của các bộ, ngành, cơ quan quản lý cảng để bàn giải pháp phát triển cảng bền vững, Thủ tướng nhất trí cho rằng, “sáng kiến này rất tuyệt vời” và đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu tổ chức.

Thủ tướng chứng kiến việc ký kết các thỏa thuận hợp tác. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng chứng kiến việc ký kết các thỏa thuận hợp tác. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp Đan Mạch giới thiệu về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hợp tác kinh doanh đầu tư tại Việt Nam, các dự án đầu tư hợp tác thương mại trong tương lai và đề xuất biện pháp tạo thuận lợi và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai cộng đồng doanh nghiệp.

Sau tọa đàm, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, hai bên đã ký 3 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ, hàng hải, logistic... Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng ký thỏa thuận hợp tác với Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch nhằm xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hai bên trong quá trình kinh doanh đầu tư.

Các doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch đều bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch Jens Holst-Nielsen cho biết, hai bên cùng nỗ lực chung để hướng tới thương mại tự do hai nước, mang lại lợi ích cho 2 bên, là cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Đọc thêm

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.