Thiếu những giải pháp trọng tâm cho tái cơ cấu kinh tế

Dành trọn ngày để “mổ xẻ” Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, hôm qua (8/6), đa số ĐBQH bày tỏ sự chưa hài lòng vì Đề án đã không đáp ứng được kỳ vọng khi còn chung chung, chưa có giải pháp đột phá và chưa xác định được sau tái cơ cấu, Việt Nam sẽ ở vị trí nào trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Dành trọn ngày để “mổ xẻ” Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, hôm qua (8/6), đa số ĐBQH bày tỏ sự chưa hài lòng vì Đề án đã không đáp ứng được kỳ vọng khi còn chung chung, chưa có giải pháp đột phá và chưa xác định được sau tái cơ cấu, Việt Nam sẽ ở vị trí nào trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) phát biểu tại Hội trường.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) phát biểu tại Hội trường.

Phải giám sát các tập đoàn

Tái cơ cấu nền kinh tế phải xuất phát từ nhiều lý do yếu kém nhưng quan trọng nhất là 3 “điểm nghẽn” về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Song đa số ĐBQH nhận xét, Đề án vẫn “thiếu những giải pháp trọng tâm, cần thiết” như nhận xét của ĐB Nguyễn Thanh Phương (TP.Cần Thơ). Các giải pháp trong Đề án khá toàn diện nhưng còn dàn trải, chưa có chiều sâu, chưa mang tính đột phá, trọng tâm...

Đặc biệt nhấn mạnh đến hiệu quả của thực hiện tái cơ cấu, một số ĐBQH đề nghị Chính phủ phải chỉ đạo xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, chỉ báo kịp thời các phản ứng của chính sách và biến động của tình hình kinh tế thị trường có tác động đến quá trình thực hiện các mục tiêu của đề án, xây dựng cơ chế giám sát an toàn liên tục để cảnh báo các rủi ro vĩ mô, đo lường hiệu quả của quá trình tái cơ cấu và điều chỉnh cho kịp thời các vấn đề phát sinh.

“Hệ thống chỉ báo và cơ chế giám sát này cần độc lập, công khai, minh bạch để mọi đối tượng cùng giám sát, nhằm hạn chế những Vinashin, Vinalines thứ hai” – ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đề nghị.

Câu hỏi lớn về hiệu quả DN Nhà nước

Tuy chỉ là một phần trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế, song hiệu quả hoạt động của DNNN được nhiều ĐBQH tập trung góp ý dưới nhiều góc độ. Từ thực tế đổ vỡ và sai phạm của một số tập đoàn đã cho thấy, thể chế pháp lý cho Tập đoàn kinh tế Nhà nước đang có nhiều bất cập, có thể tạo ra khả năng sai phạm, thất thoát tài sản Nhà nước không chỉ riêng ở các đơn vị đã đổ vỡ hoặc đã được thanh tra, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga (Thái Nguyên) kiến nghị, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến các DNNN, trong đó “đưa dự án Luật Kinh doanh vốn nhà nước vào chương trình chính thức của năm 2013, vì càng để chậm ngày nào thì càng khó quản lý số vốn nhà nước tại các DN ngày đó”.

ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (Kiên Giang) cho rằng, Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần chi phối (51%) các DNNN, kể cả đối với các Tập đoàn và TCty nhà nước, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, đổi mới phương thức quản trị DN, tiến hành thử nghiệm thuê người nước ngoài có năng lực quản lý và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các DNNN, lấy tiêu chí hiệu quả, sức cạnh tranh để đánh giá, đảm bảo tính minh bạch trong quán trình cổ phần hóa các DNNN.

ĐB cũng đề nghị đặt các tập đoàn kinh tế nhà nước dưới sự giám sát đặc biệt của Quốc hội, tạm dừng ngay việc thành lập mới tập đoàn kinh tế nhà nước, kiểm kê lại vốn, tài sản nhà nước tại tất cả các tập đoàn, phương án xử lý, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổng kết toàn diện việc thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước để xã hội có cách nhìn khách quan, “không vì khuyết điểm của một vài tập đoàn mà phủ nhận tất cả những thành tích đã đạt được”…

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh: 

Mấu chốt là cơ cấu lại nợ tín dụng

DN gặp khó khăn, không có tiền đóng thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu năm sau. Vậy quan điểm của Phó Thủ tướng về những ý kiến của ĐBQH về việc miễn giảm thuế VAT và thu nhập DN cho DN như thế nào?

- Chính vì Chính phủ coi trọng vấn đề đó nên đã đưa ra các giải pháp để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Nhưng ngay từ đầu, chúng ta xác định là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu này không phải làm trong ngắn hạn 1-2 tháng, mà phải làm trong trung hạn. Đó là nền tảng cho giai đoạn tới đây khi nền kinh tế ổn định được sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn, gắn vào thực hiện các mục tiêu này là tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đấy cũng là mục tiêu lâu dài nên phải kiên trì.

Tất nhiên DN khó khăn thì Chính phủ phải có trợ giúp. Quan điểm của tôi là bản thân các DN cũng phải coi đây là cơ hội để tái cơ cấu, chấn chỉnh lại, tự mình cùng hỗ trợ của Chính phủ vượt qua được khó khăn, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững hơn vì tái cơ cấu nền kinh tế là tái cơ cấu tất cả các thành phần kinh tế, chứ không chỉ phía Nhà nước. Đây là cơ hội sắp xếp lại DN và bản thân DN cũng phải tự sắp xếp lại. Trong số những DN đang ngừng hoạt động có nhiều DN do khó khăn nhưng cũng có DN ngừng hoạt động do muốn thay đổi sản phẩm, ngành nghề, thành lập DN khác… Đó cũng là bình thường.

Cứu DN như cứu hỏa, các giải pháp đưa ra tốt nhưng đi vào thực tế còn chậm?

- Hỗ trợ về thuế là một trong những giải pháp hỗ trợ, nhưng quan trọng nhất là tạo điều kiện cho DN tiếp cận được vốn. Đúng là thời gian qua, DN khó tiếp cận vốn do lãi suất và nợ xấu. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất (để dần phù hợp với tình hình thực tiễn của lạm phát) và so với lộ trình hạ lãi suất Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm là khá nhanh. Đầu năm Ngân hàng Nhà nước xác định, hạ lãi suất 1%/quý, nhưng chưa hết 2 quí đầu năm 2012 ta đã hạ còn 11% như thế cũng là rất tích cực. Mấu chốt để hỗ trợ vốn cho DN là cơ cấu lại nợ tín dụng để DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và cũng đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng và nền kinh tế.

Lượng tiền lớn mà NHNN đã “bơm” vào lưu thông qua các NH hiện đi đâu, thưa Phó Thủ tướng?

- Đi vào tăng trưởng tín dụng chứ đi đâu. Bản thân NH cũng là DN nên nếu không có tác động của cơ quan quản lý nhà nước và hướng dẫn cụ thể thì bản thân NH khi cho vay cũng phải tính toán. Trên nguyên tắc, nợ của DN đến hạn không trả được thành nợ xấu thì NHTM không cho vay tiếp được nên cần cơ cấu lại nợ, giải quyết được những khoản nợ xấu của DN, tạo điều kiện cho DN trả được nợ để ngân hàng sẽ thu được nợ.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

H.G

Hương Giang

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).