Theo dấu “lâm tặc” trong rừng Thượng Hóa

Gốc sú đường kính khoảng 1,2m bị “lâm tặc” triệt hạ trong rừng cộng đồng bản Phú Minh
Gốc sú đường kính khoảng 1,2m bị “lâm tặc” triệt hạ trong rừng cộng đồng bản Phú Minh
(PLO) - Nhiều cây gỗ quý đường kính gần cả mét bị lâm tặc ngang nhiên đốn hạ. Máy cưa xăng “vô tư” gầm rú cách trạm kiểm lâm chỉ vài trăm mét. Gỗ thoát ra khỏi rừng bằng con đường độc đạo qua các chốt kiểm tra… Hàng ngàn hecta rừng thuộc địa phận xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) – khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đang bị lâm tặc ngang nhiên xẻ thịt.
Ngang nhiên như chốn không người
Nhiều ngày qua, nhờ ông N. – một người dân ở Thượng Hóa thạo địa bàn dẫn đường, phóng viên Báo PLVN đã tiếp cận được vùng rừng nham nhở do “lâm tặc” triệt hạ cây lấy gỗ.
Vùng rừng cộng đồng ở bản Phú Minh (xã Thượng Hóa) nối từ chân đèo Đá Đẽo trên đường Hồ Chí Minh xuống bản rộng đến hơn 803ha. Từ đường mòn nhìn vào có vẻ yên ắng, nhưng cắt rừng băng vào trong chỉ khoảng 40m, chúng tôi gặp ngay một gốc gỗ táu bị cắt hạ sát đất, cành ngọn nằm chỏng chơ.
Theo vết dấu cưa xẻ còn in trên gốc và mạt cưa rơi vãi, ông N. nhận định gốc táu này mới bị “lâm tặc” triệt hạ cách đây chưa đầy một tháng. Đường kính gốc khoảng 60-70cm, xung quanh là những cây  nhỏ bị “lâm tặc” phát rạp xuống để cưa xẻ gỗ dễ dàng hơn, để lộ ra cả một khoảng rừng trống huơ trống hoác.
Mới thâm nhập qua một phần nhỏ vùng rừng nhưng chúng tôi đã ghi nhận hơn 20 gốc gỗ như táu, sú, ràng ràng, trơơng, quao, muồng… bị đốn hạ không thương tiếc. “Lâm tặc” cưa đổ cây rồi cắt xẻ thành từng phần, thanh gỗ tốt vuông, dài và vận chuyển đi. Những phần ngọn, phần vỏ bên ngoài được bỏ lại giữa rừng nằm ngổn ngang. Nhiều dấu cưa rất mới cho thấy việc khai thác chỉ diễn ra trong khoảng chục ngày trở lại. 
Cách gốc táu sát đường Hồ Chí Minh khoảng 200m về phía Đông Nam, trên đường mòn xuống thung lũng nhỏ là một gốc sú có đường kính khoảng 1,2m cũng bị triệt hạ. Khi bị cưa đổ, thân và ngọn cây sú này đè xuống làm nát cả một vạt rừng rộng tầm 50m2. Khung cảnh giống như một công trường khai thác gỗ với đầy vỏ gói lương khô, chai nhựa đựng nước vứt bữa bãi…
Một cây trơơng trong Hung Trâu bị khai thác trái phép ngay bên đường vào bản Ón
Một cây trơơng trong Hung Trâu bị
khai thác trái phép ngay bên đường vào bản Ón
Gỗ lọt qua các chốt kiểm tra
Theo ông N., với gốc cây này, chỉ một máy cưa chạy xăng và khoảng 4-5 người thay nhau cưa xẻ chừng nửa đêm là khai thác xong. Công việc thường được thực hiện vào ban đêm.  Cắt xẻ xong, “lâm tặc” sẽ dùng điện thoại di động “điều” xe (thường là xe khách loại 12 chỗ đã cũ, được tháo hết ghế ngồi phía sau) từ trung tâm xã Thượng Hóa theo đường Hồ Chí Minh lên chờ bên bìa rừng. 
Gỗ được gùi ra rất nhanh và chất lên xe, chạy một mạch về hướng thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa) để tiêu thụ. Đây là con đường độc đạo, muốn đưa gỗ ra khỏi xã Thượng Hóa phải đi qua các Trạm Biên phòng, Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa)… “Khu vực rừng cộng đồng này sắp bị phá nát rồi…” – ông N. ngán ngẩm than khi bắt gặp thêm một cây gỗ táu nữa bị triệt hạ.
Được biết, hơn 803ha rừng cộng đồng này do Ban Quản lý Rừng cộng đồng bản Phú Minh trực tiếp quản lý, bảo vệ. Đây là vùng rừng nghiêm cấm mọi hình thức khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ và sử dụng gỗ. Ban Quản lý này được lập ra trên cơ sở nhân sự là 32 hộ dân của bản Phú Minh, có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát rừng định kỳ, thường xuyên. Đây là cách quản lý, bảo vệ rừng do Dự án Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tài trợ vốn cho chính người dân thực hiện. 
Tuy nhiên, hiện cả vùng rừng rộng lớn này vẫn đang bị “chảy máu”. Gỗ từ rừng vẫn lọt ra ngoài khá dễ dàng dù có Ban Quản lý và các trạm kiểm tra ở ngay gần. 
Những “công trường” xẻ gỗ ngay trong rừng Hung Trâu
Những “công trường” xẻ gỗ ngay trong rừng Hung Trâu
Máy cưa gầm rú bên trạm kiểm lâm
Rời vùng rừng cộng đồng bản Phú Minh, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh theo hướng Tây và rẽ vào bản Ón (xã Thượng Hóa) để vào khu vực Hung Trâu do UBND xã Thượng Hóa quản lý. Tại đây, rừng còn bị tàn phá ngang nhiên và nghiêm trọng hơn. Nhiều gốc táu, trơơng, muồng bị triệt hạ ngay bên vệ đường. Giữa rừng, hàng chục gốc gỗ đường kính từ 50cm đến cả mét ngổn ngang, vết cưa cũ, mới khác nhau.
Trưa 14/5, vừa đặt chân vào sâu trong Hung Trâu, chúng tôi đã nghe tiếng máy cưa xăng gầm rú vang cả một góc rừng. Biết “lâm tặc” đang khai thác gỗ trái phép, ông N. ra hiệu chúng tôi im lặng, trèo qua các mỏm đá vôi thật nhẹ nhàng để tránh bị phát hiện. Sau khoảng 30 phút lách trèo giữa đá vôi và rừng rậm, chúng tôi ở cách nhóm khai thác gỗ khoảng 20m, nhưng mỏm đá vôi cao và cây rừng che khuất nên chưa thể ghi lại được hình ảnh người cưa gỗ, chỉ thấy một ngọn cây sú to, ngã đè lên nhiều cây khác. 
Tiến thêm khoảng 5m, một người trong chúng tôi bất cẩn làm rớt một tảng đá nhỏ trượt xuống hố. Tiếng động vừa phát ra thì tiếng cưa cũng ngừng bặt. Tiếng 3 - 4 người hỏi vọng lên: “Ai đó! Ai…”, “Làm chi trên đó”…
Trước đó, người dẫn đường đã cảnh báo rằng, “lâm tặc” ở khu vực rừng Phú Minh và Hung Trâu đều là người địa phương, rất ranh ma và liều lĩnh. Họ có thể đe dọa và phá các phương tiện tác nghiệp nếu phát hiện người lạ đang theo dõi. Nhóm khai thác gỗ không hề e dè, lén lút, “nghe động” còn lớn tiếng truy vấn. Ông N. ra hiệu chúng tôi phải lùi lại, vừa nấp vào hốc đá xong, một người đàn ông thuộc nhóm khai thác gỗ từ phía cây sú đổ vụt ra hỏi: “Đi lên đây làm chi?”. Ông N. trước đó đã cầm một nắm cây rừng trên tay nhanh miệng nói: “Đi tìm cây thuốc về chữa bệnh cho con”. Ông nhận ra người vừa hỏi là Chiến, ở xã Thượng Hóa. Chiến không biết ông N., nhìn chằm chằm vẻ nghi ngờ, soi mói một hồi lâu mới quay lại nơi khai thác.
Thấy tình hình đã êm, ông N. nói to: “Các anh làm nghe, tui đi tìm chỗ khác…” để dò xét. Khi nghe được tiếng trả lời đanh gọn: “Ừ!”, người dẫn đường mới ra hiệu cho chúng tôi ra khỏi chỗ ẩn nấp, rút về phía ngoài. Tiếng máy cưa lại gầm rú giữa núi rừng… 
Ông N. cho biết, nơi khai thác gỗ này chỉ cách Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa khoảng 400m. Tiếng cưa lớn như thế này, ở khoảng cách gần như thế chắc cũng nghe thấy.
“Không có chuyện khai thác ồ ạt”
Gỗ bị chặt phá ngổn ngang, “lâm tặc” thì ngang nhiên hoạt động, nhưng trả lời về tình trạng quản lý và bảo vệ trừng ở Phú Minh và Hung Trâu, ông Cao Thanh Biên – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa nói chắc nịch: “Hàng năm UBND xã đều ra các công văn, chỉ thị về các thôn bản để tuyên truyền, vận động bảo vệ rừng. Tại xã hiện có rất nhiều lực lượng khác cùng phối hợp bảo vệ rừng như Kiểm lâm, Biên phòng, Công an… nên việc bảo vệ, quản lý rừng ở các nơi này thực hiện nghiêm túc lắm. Nếu chúng tôi phát hiện việc khai thác lâm sản trái phép là bắt, thu ngay và xử lý nghiêm minh, nhưng đến nay chưa phát hiện vụ việc nào nghiêm trọng. Việc khai thác ồ ạt là không có đâu, chỉ một số người dân trong địa bàn lén lút và lẻ tẻ lấy gỗ về làm cái tủ, chiếc giường, bộ cửa nhỏ dùng trong gia đình”.
Trước phản ánh của phóng viên Báo PLVN, ông Nguyễn Văn Duẩn –  Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình ngạc nhiên cho hay, ông chưa biết về tình trạng phá rừng ở Thượng Hóa. Cơ sở chỉ báo cáo lên là “rừng núi đá trung bình có một số cây bị đổ gãy do lụt bão, người dân cắt về tận dụng làm hàng rào”.
Còn ông Trần Mạnh Luật – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa khẳng định: “Sẽ khẩn trương chỉ đạo lực lượng Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa  xác minh, nếu có tình trạng nói trên sẽ cùng phối hợp  với các lực lượng chức năng tại địa bàn Thượng Hóa triển khai ngay các biện pháp truy quét, bảo vệ và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm”.
Rừng Phú Minh và Hung Trâu là những vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nếu tình trạng khai thác lậu này không được ngăn chặn kịp thời, “lâm tặc”  sẽ xẻ nát vùng đệm, tràn vào địa phận Vườn Quốc gia thì tình hình còn nghiêm trọng hơn, vì diện tích rừng nguyên sinh ở đây rộng lớn và cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ.

Đọc thêm

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.