Tác nghiệp tại tòa: Phóng viên chưa có Thẻ nhà báo sẽ bị “cấm cửa“?

Tác nghiệp tại tòa: Phóng viên chưa có Thẻ nhà báo sẽ bị “cấm cửa“?
(PLO) - Ngay sau khi TANDTC công bố bản Dự thảo mới nhất về Nội quy phiên tòa, trong đó quy định nhà báo khi tham dự phiên tòa phải xuất trình Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu, dư luận lại tiếp tục phản đối, bởi lẽ yêu cầu này không phù hợp với thực tiễn và mâu thuẫn với những quy định pháp luật hiện hành.
Quy định trên của TANDTC đồng nghĩa với việc tất cả những phóng viên (chưa có Thẻ Nhà báo) sẽ không được quyền tham dự phiên tòa để tác nghiệp, trong khi nhà báo hay phóng viên đều có vai trò, nhiệm vụ như nhau.
Quy định cứng nhắc
Nói quy đinh trên không phù hợp thực tiễn vì không phải bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực báo chí đều được cấp Thẻ Nhà báo. Theo quy định, để được cấp Thẻ Nhà báo, các phóng viên phải có thời gian công tác liên tục tại một cơ quan báo chí trong ba năm trở lên và không vi phạm kỷ luật. 
“Thực tế có không ít người đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực báo chí nhưng vì trong quá trình công tác, họ chuyển nhiều cơ quan báo chí khác nhau mà mỗi cơ quan họ lại làm việc chưa đủ 3 năm liên tục, vì thế họ chưa được cấp Thẻ Nhà báo. Theo đề xuất của TANDTC thì đội ngũ những người làm báo này bị “cấm cửa” dự tòa hết hay sao? Đây không phải là những phóng viên mới vào nghề để nói rằng họ còn “non” nghiệp vụ hay chưa có kinh nghiệm. Bởi vậy, nếu “cấm cửa” không cho phóng viên chưa có Thẻ Nhà báo  tham dự phiên tòa để tác nghiệp sẽ không phù hợp với thực tiễn và pháp luật. Đây là quy định cứng nhắc, cơ quan soạn thảo nên xem xét lại”- ông Nguyễn Bá, Phó Tổng biên tập Báo Bưu điện băn khoăn.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thì hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng; mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp. 
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định các hình phạt tương ứng với các hành vi uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên… Nói như vậy để khẳng định một điều: nhà báo và phóng viên đều có trách nhiệm và quyền bình đẳng ngang nhau, đều được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Nếu họ bị cản trở, hành hung khi đang hoạt động nghề nghiệp thì cũng được bảo vệ như nhau và không phân biệt họ là nhà báo hay phóng viên (có Thẻ hay chưa có Thẻ). 
Cũng cần nhắc lại rằng, Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí từ tháng 11/2013 trở về trước chỉ nhắc đến chủ thể là “nhà báo” mà chưa có chức danh “phóng viên”. Nhưng đến Nghị định 159 thì đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên tại thời điểm này, Chính phủ đã thừa nhận vai trò của phóng viên trong hoạt động tác nghiệp của báo chí. 
Gần đây, tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút (sẽ có hiệu lực từ 01/6/2014 tới đây), ngoài đối tượng là nhà báo, văn bản luật này cũng đề cập đến phóng viên. Như vậy, bên cạnh nhà báo thì phóng viên cũng có vị trí và vai trò tương ứng trong quá trình tác nghiệp.
Chỉ cần Giấy giới thiệu là đủ 
Theo cơ quan soạn thảo, quy định nhà báo tham dự phiên tòa phải xuất trình Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu là nhằm đảm bảo việc tham dự phiên tòa là để thực hiện nhiệm vụ được phân công, tránh tình trạng nhà báo dự tòa nhưng không vì lý do tác nghiệp. Lập luận này xem ra không phù hợp, bởi nếu vì sợ nhà báo dự tòa không phải vì lý do tác nghiệp thì Tòa chỉ cần yêu cầu nhà báo trình Giấy giới thiệu, không nhất thiết phải có thêm Thẻ Nhà báo, vì như vậy sẽ gây khó khăn cho những phóng viên chưa có Thẻ.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc quy định phóng viên dự tòa phải có Thẻ Nhà báo là để đảm bảo về khả năng, trình độ của người tác nghiệp- tức là đòi hỏi người viết bài phải có kinh nghiệm. Điều này không phải không có lý, nhưng hoạt động báo chí có đặc thù riêng. Chất lượng bài báo không phụ thuộc vào độ tuổi của tác giả bài viết (cũng như không phụ thuộc vào việc họ đã được cấp Thẻ Nhà báo hay chưa) mà phần lớn được điều chỉnh bởi khả năng tư duy và sự nhạy bén trong việc nắm bắt và phân tích thông tin. 
Không chỉ vậy, khi ký Giấy giới thiệu cử một ai đó tham dự phiên tòa thì lãnh đạo Tòa soạn đã có sự cân nhắc, lựa chọn những nhà báo hoặc phóng viên có đủ năng lực, trình độ để viết bài. Hơn nữa, phía sau mỗi bài báo của phóng viên được cử đi tham dự phiên tòa còn có trách nhiệm của cả Ban Biên tập tờ báo đó. 
“Nếu cơ quan nào cũng đòi Thẻ Nhà báo với lý do đòi hỏi người có kinh nghiệm để đưa tin thì cơ hội cho các phóng viên trẻ mới vào nghề sẽ không có. Muốn có kinh nghiệm thì ngay từ đầu, khi người đó mới vào nghề, các cơ quan, tổ chức liên quan phải tạo điều kiện cho họ được hành nghề hợp pháp. Kinh nghiệm của ngày hôm nay hay ngày mai phải được tích lũy từ chính những bước chân đầu tiên khi mới vào nghề”- nhà báo Anh Tuấn, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC1 chia sẻ.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình với các quan điểm trên và cho rằng, để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của báo chí phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp, Nội quy phiên tòa không nên đòi hỏi nhà báo phải có đủ cả Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu. Thay vào đó, chỉ cần nhà báo, phóng viên có một trong hai loại giấy tờ này, thông thường chỉ cần Giấy giới thiệu là đủ, vì tờ giấy này đã đủ để chứng minh hai điều: người được cử đến tham dự phiên tòa đang làm việc tại tờ báo đó và được Ban Biên tập tờ báo này tin tưởng lựa chọn để giao nhiệm vụ.
“Dự thảo mới tuy có tiếp thu các ý kiến về việc tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa nhưng như vậy vẫn chưa phù hợp các quy định của pháp luật. Quy định của Dự thảo đã hạn chế quyền của các phóng viên chưa đủ điều kiện về thời gian  được cấp Thẻ nhà báo (nhưng được cơ quan cử đi hoạt động hợp pháp). Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định quyền tác nghiệp không chỉ của nhà báo mà cả phóng viên. Vì vậy, Dự thảo Thông tư của TANDTC phải  phù hợp với các văn bản có hiệu lực cao hơn và đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật” - Luật sư Nguyễn Hữu Cường , Văn phòng Luật sư Phạm Ngọc Hùng- Đoàn Luật sư Hà Nội.
“Phóng viên và nhà báo đều có chức năng, nhiệm vụ như nhau, đó là thực hiện công việc đưa tin, viết bài. Quan trọng hơn, việc dự phiên tòa là thực hiện theo nhiệm vụ do Tòa soạn giao. Bởi vậy theo tôi, TANDTC nên cân nhắc để tạo điều kiện cho phóng viên được tác nghiệp hợp pháp tại phiên tòa”. - Luật sư Nguyễn Thị Phượng, Công ty Luật Đại Việt.

Đọc thêm

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tên của các anh, các chị đã thành tên non sông, đất nước

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Chương trình. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) -Sau 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, vẫn còn nhiều liệt sỹ chưa xác định được thông tin, danh tính. Máu xương của các anh, các chị đã hóa vào lòng đất thiêng Tây Bắc, Điện Biên để hôm nay đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do; Nhân dân được sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách TP Điện Biên Phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn xã Mường Phăng và xã Pá Khoang (TP Điện Biên Phủ).