Tác nghiệp tại tòa: Phóng viên chưa có Thẻ nhà báo sẽ bị “cấm cửa“?

Tác nghiệp tại tòa: Phóng viên chưa có Thẻ nhà báo sẽ bị “cấm cửa“?
(PLO) - Ngay sau khi TANDTC công bố bản Dự thảo mới nhất về Nội quy phiên tòa, trong đó quy định nhà báo khi tham dự phiên tòa phải xuất trình Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu, dư luận lại tiếp tục phản đối, bởi lẽ yêu cầu này không phù hợp với thực tiễn và mâu thuẫn với những quy định pháp luật hiện hành.
Quy định trên của TANDTC đồng nghĩa với việc tất cả những phóng viên (chưa có Thẻ Nhà báo) sẽ không được quyền tham dự phiên tòa để tác nghiệp, trong khi nhà báo hay phóng viên đều có vai trò, nhiệm vụ như nhau.
Quy định cứng nhắc
Nói quy đinh trên không phù hợp thực tiễn vì không phải bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực báo chí đều được cấp Thẻ Nhà báo. Theo quy định, để được cấp Thẻ Nhà báo, các phóng viên phải có thời gian công tác liên tục tại một cơ quan báo chí trong ba năm trở lên và không vi phạm kỷ luật. 
“Thực tế có không ít người đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực báo chí nhưng vì trong quá trình công tác, họ chuyển nhiều cơ quan báo chí khác nhau mà mỗi cơ quan họ lại làm việc chưa đủ 3 năm liên tục, vì thế họ chưa được cấp Thẻ Nhà báo. Theo đề xuất của TANDTC thì đội ngũ những người làm báo này bị “cấm cửa” dự tòa hết hay sao? Đây không phải là những phóng viên mới vào nghề để nói rằng họ còn “non” nghiệp vụ hay chưa có kinh nghiệm. Bởi vậy, nếu “cấm cửa” không cho phóng viên chưa có Thẻ Nhà báo  tham dự phiên tòa để tác nghiệp sẽ không phù hợp với thực tiễn và pháp luật. Đây là quy định cứng nhắc, cơ quan soạn thảo nên xem xét lại”- ông Nguyễn Bá, Phó Tổng biên tập Báo Bưu điện băn khoăn.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thì hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng; mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi nếu có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp. 
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định các hình phạt tương ứng với các hành vi uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên… Nói như vậy để khẳng định một điều: nhà báo và phóng viên đều có trách nhiệm và quyền bình đẳng ngang nhau, đều được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Nếu họ bị cản trở, hành hung khi đang hoạt động nghề nghiệp thì cũng được bảo vệ như nhau và không phân biệt họ là nhà báo hay phóng viên (có Thẻ hay chưa có Thẻ). 
Cũng cần nhắc lại rằng, Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí từ tháng 11/2013 trở về trước chỉ nhắc đến chủ thể là “nhà báo” mà chưa có chức danh “phóng viên”. Nhưng đến Nghị định 159 thì đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên tại thời điểm này, Chính phủ đã thừa nhận vai trò của phóng viên trong hoạt động tác nghiệp của báo chí. 
Gần đây, tại Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút (sẽ có hiệu lực từ 01/6/2014 tới đây), ngoài đối tượng là nhà báo, văn bản luật này cũng đề cập đến phóng viên. Như vậy, bên cạnh nhà báo thì phóng viên cũng có vị trí và vai trò tương ứng trong quá trình tác nghiệp.
Chỉ cần Giấy giới thiệu là đủ 
Theo cơ quan soạn thảo, quy định nhà báo tham dự phiên tòa phải xuất trình Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu là nhằm đảm bảo việc tham dự phiên tòa là để thực hiện nhiệm vụ được phân công, tránh tình trạng nhà báo dự tòa nhưng không vì lý do tác nghiệp. Lập luận này xem ra không phù hợp, bởi nếu vì sợ nhà báo dự tòa không phải vì lý do tác nghiệp thì Tòa chỉ cần yêu cầu nhà báo trình Giấy giới thiệu, không nhất thiết phải có thêm Thẻ Nhà báo, vì như vậy sẽ gây khó khăn cho những phóng viên chưa có Thẻ.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc quy định phóng viên dự tòa phải có Thẻ Nhà báo là để đảm bảo về khả năng, trình độ của người tác nghiệp- tức là đòi hỏi người viết bài phải có kinh nghiệm. Điều này không phải không có lý, nhưng hoạt động báo chí có đặc thù riêng. Chất lượng bài báo không phụ thuộc vào độ tuổi của tác giả bài viết (cũng như không phụ thuộc vào việc họ đã được cấp Thẻ Nhà báo hay chưa) mà phần lớn được điều chỉnh bởi khả năng tư duy và sự nhạy bén trong việc nắm bắt và phân tích thông tin. 
Không chỉ vậy, khi ký Giấy giới thiệu cử một ai đó tham dự phiên tòa thì lãnh đạo Tòa soạn đã có sự cân nhắc, lựa chọn những nhà báo hoặc phóng viên có đủ năng lực, trình độ để viết bài. Hơn nữa, phía sau mỗi bài báo của phóng viên được cử đi tham dự phiên tòa còn có trách nhiệm của cả Ban Biên tập tờ báo đó. 
“Nếu cơ quan nào cũng đòi Thẻ Nhà báo với lý do đòi hỏi người có kinh nghiệm để đưa tin thì cơ hội cho các phóng viên trẻ mới vào nghề sẽ không có. Muốn có kinh nghiệm thì ngay từ đầu, khi người đó mới vào nghề, các cơ quan, tổ chức liên quan phải tạo điều kiện cho họ được hành nghề hợp pháp. Kinh nghiệm của ngày hôm nay hay ngày mai phải được tích lũy từ chính những bước chân đầu tiên khi mới vào nghề”- nhà báo Anh Tuấn, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC1 chia sẻ.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình với các quan điểm trên và cho rằng, để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của báo chí phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp, Nội quy phiên tòa không nên đòi hỏi nhà báo phải có đủ cả Thẻ Nhà báo và Giấy giới thiệu. Thay vào đó, chỉ cần nhà báo, phóng viên có một trong hai loại giấy tờ này, thông thường chỉ cần Giấy giới thiệu là đủ, vì tờ giấy này đã đủ để chứng minh hai điều: người được cử đến tham dự phiên tòa đang làm việc tại tờ báo đó và được Ban Biên tập tờ báo này tin tưởng lựa chọn để giao nhiệm vụ.
“Dự thảo mới tuy có tiếp thu các ý kiến về việc tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa nhưng như vậy vẫn chưa phù hợp các quy định của pháp luật. Quy định của Dự thảo đã hạn chế quyền của các phóng viên chưa đủ điều kiện về thời gian  được cấp Thẻ nhà báo (nhưng được cơ quan cử đi hoạt động hợp pháp). Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định quyền tác nghiệp không chỉ của nhà báo mà cả phóng viên. Vì vậy, Dự thảo Thông tư của TANDTC phải  phù hợp với các văn bản có hiệu lực cao hơn và đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật” - Luật sư Nguyễn Hữu Cường , Văn phòng Luật sư Phạm Ngọc Hùng- Đoàn Luật sư Hà Nội.
“Phóng viên và nhà báo đều có chức năng, nhiệm vụ như nhau, đó là thực hiện công việc đưa tin, viết bài. Quan trọng hơn, việc dự phiên tòa là thực hiện theo nhiệm vụ do Tòa soạn giao. Bởi vậy theo tôi, TANDTC nên cân nhắc để tạo điều kiện cho phóng viên được tác nghiệp hợp pháp tại phiên tòa”. - Luật sư Nguyễn Thị Phượng, Công ty Luật Đại Việt.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.