Quyền im lặng chờ luật sư: Vẫn chờ… cơ quan tiến hành tố tụng “gật đầu”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thiếu sự tham gia của luật sư là một trong những nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng oan, sai, bức cung, dùng nhục hình khi giải quyết án hình sự. Quyền im lặng chờ luật sư vì thế đã được đặt ra nhưng chưa biết bao giờ mới được luật hóa.
Sửa đổi Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến tính độc lập và nghiêm minh của quá trình tố tụng. Trong khi giới luật sư mạnh mẽ đòi cụ thể hóa quyền im lặng chờ luật sư của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo thì dường như các cơ quan tiến hành tố tụng lại không “mặn mà”. Cho ý kiến về hai dự thảo Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã đề cập đến những điều kiện đảm bảo nguyên tắc tranh tụng với sự tham gia của luật sư để có một nền tư pháp thực sự công bằng.
Không tranh tụng, phiên tòa không hợp lệ
Đó là vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải xem xét khi sửa đổi luật tổ chức của TAND và VKSND bởi “Nếu không đảm bảo những điều đó thì toà không thể công bằng, không thể là người bảo vệ công lý được”. Theo Chủ tịch Quốc hội, “hai Luật sửa đổi có quy định nguyên tắc xét xử tranh tụng? Khi tòa xét xử mà không đảm bảo nguyên tắc có tranh tụng thì đã đủ điều kiện mở phiên tòa? Bị can có quyền im lặng cho tới lúc có luật sư bên cạnh mới khai không?”. 
Định hướng rõ cho việc sửa đổi 2 dự thảo Luật quan trọng cho quá trình tố tụng này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu “Tòa án phải bảo đảm quyền tranh tụng, việc có mặt của luật sư tại phiên tòa. Kiểm sát viên phải kiểm sát vấn đề này ngay từ đầu”. Đồng thời, “sửa luật phải đảm bảo có tranh tụng, nếu không đảm bảo thì không được mở phiên tòa. Mở phiên tòa ra mà không ai tranh tụng, chỉ mỗi kiểm sát viên buộc tội thì phiên tòa không hợp lệ”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ.
Chiến lược cải cách tư pháp xác định luật sư là “linh hồn” để hiện thực hóa nguyên tắc tranh tụng tại tòa nói riêng và trong quá trình làm sáng tỏ sự thật của vụ án nói chung. Tuy nhiên, theo giới luật sư nhiều lần phản ánh, quyền bào chữa của luật sư chưa được tôn trọng và đảm bảo thực hiện đúng pháp luật thì quyền im lặng chờ luật sư… còn xa vời.
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình cũng thừa nhận, “Quyền im lặng của bị can, bị cáo khi bị bắt là vấn đề lớn nhưng VKSNDTC đề nghị sẽ có những định hướng về vấn đề này”. Thực tế, cần phải dung hòa về vấn đề này vì “cơ quan điều tra không muốn, trong khi luật sư mong muốn  thực hiện quyền này”. Đáng lưu ý là mô hình tố tụng của nước ta hiện là mô hình tố tụng thẩm vấn, có kế thừa mô hình tranh tụng nên “bảo đảm quyền tranh tụng của luật sư nhưng cũng phải bảo đảm quyền lực công của nhà nước” – Viện trưởng VKSNDTC nhấn mạnh.
Tòa án phải được điều tra để không lọt người, lọt tội
TANDTC đề nghị trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thẩm quyền điều tra, xác minh bổ sung chứng cứ (hoặc trực tiếp chỉ đạo điều tra, xác minh, bổ sung chứng cứ) đối với những vụ án mà VKS đã truy tố và Tòa án đã thụ lý để bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trường hợp trong quá trình xét xử, nếu Tòa án phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm hoặc có người phạm tội mới thì Tòa án khởi tố vụ án để chuyển cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra như quy định tại Điều 104 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc giao thẩm quyền này cho Tòa án sẽ góp phần khắc phục những hạn chế bất cập trong việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung như hiện nay. 
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình làm rõ, “Việc giao thẩm quyền điều tra cho Tòa án sẽ khắc phục hạn chế, bất cập trong việc Tòa án trả hồ sơ điều tra, bổ sung như hiện nay; bởi lẽ theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì trường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng cơ quan Điều tra, VKS không bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, thậm chí đình chỉ vụ án thì Tòa án không có cơ sở pháp lý để kiểm soát có hiệu quả hoạt động này”.
Nhưng đề xuất này vẫn gây ra nhiều băn khoăn vì về bản chất Tòa án là cơ quan phán quyết nếu Tòa án tham gia ngay từ đầu tiến trình giải quyết vụ án thì không bảo đảm, không giám sát được vì Tòa án không có hồ sơ mà lại “lấn sân” với chức năng của cơ quan khác và ảnh hưởng đến tiến trình điều tra. 
Vì thế, một số ý kiến cho rằng, khi vụ án được đưa ra xét xử, nếu Tòa án phát hiện sai sót từ giai đoạn điều tra hoặc truy tố, nếu có đủ căn cứ Tòa án tiến hành điều tra mà không trả hồ sơ để các cơ quan tố tụng điều tra lại từ đầu, quy định như vậy là phù hợp với quy định về việc Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp mà Hiến pháp đã hiến định./.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.