Quyền im lặng chờ luật sư: Vẫn chờ… cơ quan tiến hành tố tụng “gật đầu”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Thiếu sự tham gia của luật sư là một trong những nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng oan, sai, bức cung, dùng nhục hình khi giải quyết án hình sự. Quyền im lặng chờ luật sư vì thế đã được đặt ra nhưng chưa biết bao giờ mới được luật hóa.
Sửa đổi Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND để thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến tính độc lập và nghiêm minh của quá trình tố tụng. Trong khi giới luật sư mạnh mẽ đòi cụ thể hóa quyền im lặng chờ luật sư của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo thì dường như các cơ quan tiến hành tố tụng lại không “mặn mà”. Cho ý kiến về hai dự thảo Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã đề cập đến những điều kiện đảm bảo nguyên tắc tranh tụng với sự tham gia của luật sư để có một nền tư pháp thực sự công bằng.
Không tranh tụng, phiên tòa không hợp lệ
Đó là vấn đề mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải xem xét khi sửa đổi luật tổ chức của TAND và VKSND bởi “Nếu không đảm bảo những điều đó thì toà không thể công bằng, không thể là người bảo vệ công lý được”. Theo Chủ tịch Quốc hội, “hai Luật sửa đổi có quy định nguyên tắc xét xử tranh tụng? Khi tòa xét xử mà không đảm bảo nguyên tắc có tranh tụng thì đã đủ điều kiện mở phiên tòa? Bị can có quyền im lặng cho tới lúc có luật sư bên cạnh mới khai không?”. 
Định hướng rõ cho việc sửa đổi 2 dự thảo Luật quan trọng cho quá trình tố tụng này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu “Tòa án phải bảo đảm quyền tranh tụng, việc có mặt của luật sư tại phiên tòa. Kiểm sát viên phải kiểm sát vấn đề này ngay từ đầu”. Đồng thời, “sửa luật phải đảm bảo có tranh tụng, nếu không đảm bảo thì không được mở phiên tòa. Mở phiên tòa ra mà không ai tranh tụng, chỉ mỗi kiểm sát viên buộc tội thì phiên tòa không hợp lệ”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ.
Chiến lược cải cách tư pháp xác định luật sư là “linh hồn” để hiện thực hóa nguyên tắc tranh tụng tại tòa nói riêng và trong quá trình làm sáng tỏ sự thật của vụ án nói chung. Tuy nhiên, theo giới luật sư nhiều lần phản ánh, quyền bào chữa của luật sư chưa được tôn trọng và đảm bảo thực hiện đúng pháp luật thì quyền im lặng chờ luật sư… còn xa vời.
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình cũng thừa nhận, “Quyền im lặng của bị can, bị cáo khi bị bắt là vấn đề lớn nhưng VKSNDTC đề nghị sẽ có những định hướng về vấn đề này”. Thực tế, cần phải dung hòa về vấn đề này vì “cơ quan điều tra không muốn, trong khi luật sư mong muốn  thực hiện quyền này”. Đáng lưu ý là mô hình tố tụng của nước ta hiện là mô hình tố tụng thẩm vấn, có kế thừa mô hình tranh tụng nên “bảo đảm quyền tranh tụng của luật sư nhưng cũng phải bảo đảm quyền lực công của nhà nước” – Viện trưởng VKSNDTC nhấn mạnh.
Tòa án phải được điều tra để không lọt người, lọt tội
TANDTC đề nghị trong những trường hợp cần thiết, Tòa án có thẩm quyền điều tra, xác minh bổ sung chứng cứ (hoặc trực tiếp chỉ đạo điều tra, xác minh, bổ sung chứng cứ) đối với những vụ án mà VKS đã truy tố và Tòa án đã thụ lý để bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trường hợp trong quá trình xét xử, nếu Tòa án phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm hoặc có người phạm tội mới thì Tòa án khởi tố vụ án để chuyển cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra như quy định tại Điều 104 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Việc giao thẩm quyền này cho Tòa án sẽ góp phần khắc phục những hạn chế bất cập trong việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung như hiện nay. 
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình làm rõ, “Việc giao thẩm quyền điều tra cho Tòa án sẽ khắc phục hạn chế, bất cập trong việc Tòa án trả hồ sơ điều tra, bổ sung như hiện nay; bởi lẽ theo quy định của Bộ luật TTHS hiện hành thì trường hợp Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng cơ quan Điều tra, VKS không bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, thậm chí đình chỉ vụ án thì Tòa án không có cơ sở pháp lý để kiểm soát có hiệu quả hoạt động này”.
Nhưng đề xuất này vẫn gây ra nhiều băn khoăn vì về bản chất Tòa án là cơ quan phán quyết nếu Tòa án tham gia ngay từ đầu tiến trình giải quyết vụ án thì không bảo đảm, không giám sát được vì Tòa án không có hồ sơ mà lại “lấn sân” với chức năng của cơ quan khác và ảnh hưởng đến tiến trình điều tra. 
Vì thế, một số ý kiến cho rằng, khi vụ án được đưa ra xét xử, nếu Tòa án phát hiện sai sót từ giai đoạn điều tra hoặc truy tố, nếu có đủ căn cứ Tòa án tiến hành điều tra mà không trả hồ sơ để các cơ quan tố tụng điều tra lại từ đầu, quy định như vậy là phù hợp với quy định về việc Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp mà Hiến pháp đã hiến định./.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.