Quảng Ninh: Nhiều nhà bị tốc mái, cây cối đổ… sau khi bão số 2 đi qua

(PLO) - Khoảng 9h45’ hôm nay (19/7), tại Móng Cái (Quảng Ninh), gió đã giảm dần, chỉ còn khoảng cấp 6, cấp 7. Đây được cho là đợt gió cuối cùng của bão số 2 khi đổ bộ vào Móng Cái. 

Tính đến thời điểm này, thiệt hại do cơn bão Rammasun gây ra không quá lớn. Theo cơ quan chức năng địa phương, toàn thành phố có 19 nhà cấp 4 bị tốc mái, 15 nhà lợp mái tôn bị vênh, 3 cột điện dân sinh bị đổ, hàng chục cây xanh đổ ngổn ngang trên đường. 
Hiện tại, tại Đầm Hà, Tiên Yên đang có mưa to, gió lớn cấp 6, cấp 7. Tại TP Hạ Long, Cẩm Phả, thời tiết đã có mưa vừa, có lúc mưa to, gió cấp 7-8, giật cấp 9. 
Các huyện miền Tây của tỉnh như Đông Triều, Uông Bí... thời tiết vẫn bình thường chưa có mưa và gió nhẹ. 
Theo trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sau bão Rammasun sẽ có mưa lớn, khoảng 300 mm. Đặc biệt, mưa lớn sẽ kéo dài tại TP.Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà có thể cả trong ngày mai 20/7. 
Hồi 11 giờ ngày 19/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, nằm ngay trên khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11 - 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km, dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Bắc. Đến 10 giờ ngày 20/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,8 độ Vĩ Bắc; 103,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). 
Cây cối đổ gẫy trên đường phố của TP Móng Cái. (Ảnh: Báo QN)
Cây cối đổ gẫy trên đường phố của TP Móng Cái. (Ảnh: Báo QN)
Việc đi lại của người dân gặp vô vàn khó khăn. (Ảnh: Báo QN)
Việc đi lại của người dân gặp vô vàn khó khăn.  (Ảnh: Báo QN)
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tạm ngừng hoạt động. (Ảnh: Báo QN)
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tạm ngừng hoạt động. (Ảnh: Báo QN)
Cơn bão số 2 đã đổ bộ vào Quảng Ninh với mưa và gió to.
Cơn bão số 2 đã đổ bộ vào Quảng Ninh với mưa và gió to.  
Cảnh tan hoang khi bão đến.
Cảnh tan hoang khi bão đến.  
Người dân đã chủ động phòng chống cơn bão số 2 này.
Người dân đã chủ động phòng chống cơn bão số 2 này.  
Mưa lớn tại thành phố Móng Cái.
Mưa lớn tại thành phố Móng Cái.  
Nhiều cây to đã bị đổ... Điện ở Móng Cái cũng bị mất. (Ảnh: Zing)
Nhiều cây to đã bị đổ...  Điện ở Móng Cái cũng bị mất. (Ảnh: Zing) 
TIN CẢNH BÁO LŨ TRÊN CÁC SÔNG BẮC BỘ
Do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 2, dự báo từ chiều tối ngày 19 đến ngày 22 tháng 7, ở các tỉnh Bắc Bộ sẽ có một đợt mưa to, có nơi mưa rất to.Cảnh báo, từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 7, trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2 đến 5 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét. Trong đợt lũ này, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái có khả năng lên trên mức báo động 2; sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng lên mức báo động 1; mực nước ở thượng lưu sông Thái Bình lên mức báo động 1, hạ lưu tại Phả Lại có khả năng lên mức 3m, còn dưới mức báo động 1 (4 mét); sông Hồng tại Hà Nội có khả năng lên 5,5 mét, còn dưới mức báo động 1 (9,5 mét); các sông nhỏ vùng núi phía Bắc và Đông Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai có khả năng lên mức báo động 2 đến báo động 3.
Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất xảy ra ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Đông Bắc, các khu vực có nguy cơ xẩy ra lũ quét và sạt lở đất cao là: tỉnh Bắc Cạn gồm huyện Pác Nặm, Ba Bể, Bạch Thông- Thị xã Bắc Cạn; tỉnh Cao Bằng gồm các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc; tỉnh Lạng Sơn gồm các huyện Hữu Lũng, Đình Lập, Lộc Bình và Cao Lộc; tỉnh Quảng Ninh gồm các huyện Móng Cái, Hải Hà và Bình Liêu; tỉnh Hà Giang gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên- thành phố Hà Giang, Yên Minh, Bắc Mê; tỉnh Lào Cai gồm các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn, Sa Pa; tỉnh Yên Bái gồm các huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên, thành phố Yên Bái; tỉnh Lai Châu gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ và Tam Đường.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).