Phát hiện sản vật trị giá chục tỷ đồng dưới ngầm đá

Hàng trăm người dân tập trung về bến Troóc – nơi phát hiện phác gỗ sưa nằm dưới ngầm đá có giá tiền tỷ
Hàng trăm người dân tập trung về bến Troóc – nơi phát hiện phác gỗ sưa nằm dưới ngầm đá có giá tiền tỷ
(PLO) - Những ngày qua, miền Tây Quảng Bình lại xôn xao chuyện một lượng lớn gỗ sưa (huê) được phát hiện dưới một ngầm đá. 
Đi rà cá, phát hiện gỗ sưa
Khu vực phát hiện gỗ sưa là một ngầm đá ở bến Troóc trên sông Chày, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Từ sáng sớm 25/2, nhiều người ngụp lặn dưới nước dùng xà beng để nạy, tìm kiếm gỗ sưa.
Hai người phát hiện ra gỗ sưa ở ngầm đá này là ông Nguyễn Văn Thời và con trai Nguyễn Quang Huy, cùng trú tại thôn 4 Phúc Đồng, xã  Phúc Trạch. 
Trước đó, ngày 23/2, bố con ông đi rà bắt cá dưới sông Chày thì Huy xăm đụng một khúc gỗ. Hôm sau anh Huy lặn xuống, đẽo một miếng mang về đốt thử và ngửi thì chắc chắn là gỗ sưa nên chờ đến tối, gọi thêm người thân đi lặn vớt.
Do phác gỗ quá to, lại kẹt giữa ngầm đá, bùn đất, ngay cả xe cẩu, xích tời được thuê đến để kéo gỗ cũng không được. Phác gỗ sưa này được ước lượng đường kính khoảng 40 - 50cm, dài trên 2m, trị giá trên dưới 10 tỷ đồng. 
Vẫn chưa trục vớt được gỗ sưa
Từ tối 24 đến ngày 25/2, hàng trăm người dân ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tập trung ở khu vực ngầm bến Troóc để theo dõi việc trục vớt gỗ sưa. Lực lượng kiểm lâm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình và Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cùng lực lượng Công an huyện Bố Trạch và Công an xã Phúc Trạch cũng có mặt tại hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự. 
Phương án do ông Đặng Minh Hùng - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình -  đưa ra là lực lượng kiểm lâm cùng phối hợp với các lực lượng liên quan để bảo vệ hiện trường, thuê máy móc cùng cha con ông Thời trục vớt. Sau khi bán đấu giá tài sản theo quy định, sẽ hỗ trợ một khoản tiền theo quy định cho cha con ông Thời vì công phát hiện. 
Chiều tối qua (25/2), ông Nguyễn Văn Hải – Phó trưởng Công an xã Phúc Trạch - cho biết: “Việc trục vớt phác gỗ sưa này chắc chắn sẽ không thực hiện xong trong ngày. Lực lượng phối hợp của kiểm lâm, công an, chính quyền xã sẽ được cắt cử ở lại để bảo vệ hiện trường và đảm bảo an ninh, trật tự 24/24h”. 
Nguồn tin của PLVN cho biết, đại diện Huyện ủy, UBND huyện Bố Trạch, UBND xã Phúc Trạch, kiểm lâm các cấp đã họp khẩn để thống nhất phương án giải quyết số gỗ sưa nằm dưới ngầm đá Troóc. Theo đó, cuộc họp thống nhất trong hôm nay (26/2), huy động các phương tiện cơ giới mạnh hơn để đưa được số gỗ sưa này lên bờ, đưa về cất giữ và bán đấu giá. 
Trước mắt, chính quyền địa phương đang vận động và thỏa thuận đền bù cho người dân diện tích cây hoa màu sẽ bị hư hại khi di chuyển các phương tiện trục vớt vào bến Troóc; còn hai cha con ông Thời đã đồng ý nhận 1/3 giá trị của phác gỗ sưa sau khi được bán đấu giá.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.