Người phát hiện, tố cáo tham nhũng được bảo vệ

Trong 5 tháng đầu năm 2010 (từ 1/1 đến 31/5), các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 81 vụ/159 bị can, giảm 30% về số vụ và 34% về số bị can so với cùng kỳ năm ngoái.

Viện nói giảm, Công an lại nói tăng
Trong phiên họp thứ 13 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng sáng qua – 8/7, ông Vũ Tiến Chiến – Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2010 (từ 1/1 đến 31/5), các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 81 vụ/159 bị can, giảm 30% về số vụ và 34% về số bị can so với cùng kỳ năm ngoái.

cc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp

Nhưng, bên cạnh số liệu có trong báo cáo, ông Vũ Tiến Chiến cũng bổ sung thêm một thông tin là theo báo cáo nhanh của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm đã thụ lý 178 vụ/429 bị can, khởi tố 98 vụ/215 bị can tăng 41% so với cùng kỳ năm 2009.

Theo ông Chiến, có một số nguyên nhân khiến cho số lượng các vụ việc tham nhũng bị phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử giảm thời gian qua.

Đó là  việc các cơ quan tố tụng tập trung tập trung xử lý các vụ án tồn đọng; các hoạt động PCTN được đẩy mạnh, tạo ra tính răn đe cao khiến số vụ việc tham nhũng giảm; và đặc biệt, có nhiều địa phương có thể do buông lỏng công tác PCTN, không tích cực tham gia phát hiện tham nhũng nên trong một thời gian dài không xử lý được vụ việc nào (trong 6 tháng qua, các tỉnh Hưng Yên, Lào Cai, Bắc Kạn, Sóc Trăng, Hà Giang, Hải Dương, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ…không phát hiện, khởi tố mới vụ án tham nhũng).

Tuy nhiên, hiện có một vài địa phương theo báo cáo là “khu vực miễn nhiễm” với tham nhũng. Từ đây nảy sinh ra hai vấn đề là “miễn nhiễm ” thật hay không phát hiện được, trốn tránh.

Trách nhiệm– vẫn “nhẹ như lông hồng”
Cũng theo báo cáo của Ban chỉ đạo TƯ về PCTN, trong 6 tháng qua, mặc dù  đã có nhiều có gắng nhưng số người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xử lý trách nhiệm do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách vẫn còn rất ít so với các vụ tham nhũng bị phát hiện, xử lý.

Báo cáo của các Bộ, ngành trung ương cho thấy, 6 tháng qua tuyệt nhiên không có trường hợp người đứng đầu nào bị xử lý; còn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do để xảy ra tham nhũng.

Điển hình như Bắc Giang xử lý 02 trường hợp, Hậu Giang xử lý 02 trường hợp, Đắc Lắc xử lý 05 trường hợp và Bình Thuận xử lý 04 trường hợp…

Sự “nương nhẹ” này được ông Vũ Tiến Chiến “điểm mặt, chỉ tên”: Còn rất nhiều vụ việc, vụ án chưa có được sự đồng thuận trong đánh giá bản chất, thiếu sự phối hợp để để kéo dài, xử lý chậm gây  hoài nghi trong nhân dân;  các cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn rất ngại, hay nói thẳng ra là không muốn tự soi mình, để tự tìm ra  những “con sâu” tham nhũng…

Hai vụ án đặc biệt được quan tâm
Trong số 11 vụ án tham nhũng nghiêm trong, phức tạp mà Ban chỉ đạo TƯ tập trung chỉ đạo, thì hai vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ lợi dụng chức vụ nhận hối lộ xảy ra tại BQL dự án đại lộ Đông - Tây và vụ Trần Ngọc Sương và đồng phạm lập quỹ trái phép xảy ra tại Nông trường Sông Hậu được đặc biệt quan tâm.

Theo đó, bên cạnh các phiên xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với Huỳnh Ngọc Sỹ, Lê Quả vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, thì Huỳnh Ngọc Sỹ tiếp tục bị khởi tố bị can (ngày 25/1/2010) về tội nhân hối lộ và vụ án đang tiếp tục được điều tra. Vụ án Trần Ngọc Sương do các sai lầm nghiêm trọng của TA cấp sơ thẩm và phúc thẩm nên hủy cả hai bản án để giải quyết lại từ đầu.

Tuy nhiên, theo tài liệu, việc điều tra, truy tố, xét xử Trần Ngọc Sương và đồng phạm lập quỹ trái phép theo quy định tại Điều 166 BLHS là đúng. Vụ án sẽ được xem xét lại một cách khách quan toàn bộ các dấu hiệu cố ý làm trái, lập quỹ trái phép trên cơ sở đánh giá bản chất, mức độ sai phạm để có đường lối xét xử phù hợp.

Trong số các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng mà Ban chỉ đạo TƯ đang quan tâm  có vụ thông  tin về việc công ty Securency hối lộ Cty CFTD của Việt Nam trong cung cấp chất nền in tiền polyme và vụ thông tin Cty Nexus Hoa Kỳ hối lộ quan chức Việt Nam. Về hai vụ việc này Ban chỉ đạo đã có các ý kiến chỉ đạo tại một số văn bản trong các năm 2007,2009 và 2010.

Phát biểu kết luận phiên họp thứ 13 của Ban chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về PCTN đã yêu cầu trong thời gian tới, phải tập trung điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án đã được nêu, vụ nào vướng phải tăng cường phối hợp xử lý, tránh tình trạng trả đi trả lại, chậm tiến độ, mất lòng tin ở nhân dân.

Đối với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, Thủ tướng yêu cầu điều tra đến đâu, xét xử đến đó, còn vụ tiền polyme cần kiểm tra kỹ lại thông tin từ nước ngoài. Được biết, Việt Nam đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu phối hợp nhưng, phía nước ngoài vẫn trả lời đang tiếp tục điều tra…

Xuân Hoa

Người tố cáo, phát hiện tham nhũng sẽ được bảo vệ
Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo, trong 6 tháng cuối năm 2010 sẽ ban hành Quy chế khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng và Quy chế bảo vệ người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Cùng với việc tổ chức hội nghị toàn quốc về PCTN vào tháng 11, hội nghị toàn quốc biểu dương những cá nhân có thành tích PCTN cũng sẽ được tiến hành song song hoạt động tổ chức điều tra dư luận xã hội về PCTN năm 2010.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Ban chỉ đạo TƯ về PCTN:
Sớm tháo gỡ vấn đề  giám định tư pháp
Tại phiên họp hôm qua, các lãnh đạo Viện KSNDTC, TANDTC, Bộ Công an…đã đồng loạt “kêu” với Ban chỉ đạo về những vướng mắc trong giám định tư pháp hiện nay gây cản trở đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng.
Ông Lê Thế Tiệm – Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng cần phải sớm thành lập một Trung tâm giám định tư pháp trung ương quy tụ giám định viên của nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, xây dựng, chứng khoán…Các chuyên gia giỏi của Trung tâm sẽ làm giám định hoặc làm trọng tài đánh giá kết quả giám định trong các vụ án tham nhũng liên quan đến từng lĩnh vực. Còn ông Trần Quốc Vượng – Viện trưởng VKSNDTC - sự hiện hữu của một tổ chức giám định tư pháp quốc gia quy tụ nhiều lĩnh vực giám định là rất cần thiết…
Tiếp thu các ý kiến trên, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Ban chỉ đạo TƯ về PCTN đã cho biết, mới đây trong chuyến thăm Viện Pháp y quốc gia, ông đã nhận thấy còn rất nhiều bất cập trong hoạt động giám định. Cùng với những đề xuất của lãnh đạo VKSNDTC, BCA, TANDTC, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo  trong tháng 7 này sớm thu xếp làm việc, để tháo gỡ vấn đề giám định tư pháp.
 

Đọc thêm

Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: PV
(PLVN) - Chiều 16/4/2024, tại TP Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.